Phát triển cây dược liệu quý dưới tán rừng Sơn Động (Bắc Giang)

Gia đình anh Chu Văn Huy, thôn Đồng Chu, xã Yên Định có hơn 2 sào đất đồi, trước đây chỉ trồng cây ăn quả, cây keo.... Sau khi tham gia lớp tập huấn về chăm sóc phát triển giống cây dược liệu ba kích tím dưới tán rừng, anh đã trồng xen khoảng 300 cây ba kích tím. Qua hai năm chăm sóc, cây phát triển tốt và đã cho rễ củ. Hiện trung bình mỗi bộ rễ nặng trên dưới 2kg, ước tính với giá bán khoảng 200 nghìn đồng/kg, gia đình anh thu được vài trăm triệu đồng.
Được biết, thời điểm năm 2013, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang đã xây dựng mô hình ươm giống cây ba kích tại 15 gia đình ở xã Yên Định, huyện Sơn Động với số lượng hơn 10 nghìn cây, bước đầu cho kết quả khả quan. Nhận thấy sự phát triển thuận lợi của cây ba kích, năm 2015 huyện Sơn Động tiếp tục đưa cây ba kích tím trồng dưới tán rừng, tán cây ăn quả với tổng diện tích hơn 51 ha, mở ra hướng đi mới cho bà con nơi đây phát triển kinh tế rừng.
Có thể nói, trong các mô hình trồng cây dược liệu được triển khai ở Sơn Động còn có cây nấm linh chi. Đây là giống nấm có công dụng chữa bệnh tốt, giá bán trên thị trường khoảng 1 triệu đồng/kg nấm khô. Loài dược liệu quý này hiện đang được nhiều gia đình trên địa bàn huyện trồng với số lượng lớn như hộ ông Nông Văn Rót, thôn Han 2, xã An Lập trồng một nghìn bịch nấm linh chi. "Đây là loại nấm đòi hỏi kỹ thuật cao trong quá trình trồng và chăm sóc. Vừa qua gia đình tôi đã thu được hơn 100 triệu đồng từ bán nấm", ông Rót chia sẻ.
Hiện nấm linh chi thành phẩm của gia đình ông Rót vừa cho thu hoạch lứa thứ 2 và đang tiếp tục cho thu hoạch lứa tiếp theo. Với kiến thức học được từ những lớp tập huấn, ông đã trồng thử nghiệm nấm linh chi trên thân cây keo cho hiệu quả cao hơn so với cách trồng thông thường sử dụng nguyên liệu mùn cưa.
Theo ông Rót, để làm một bịch nấm cần chuẩn bị nhiều nguyên liệu như mùn cưa, ngô nghiền, cám… mỗi bầu chỉ cho thu 2 lứa/năm, sau một năm phải làm bầu mới. Tuy nhiên, nếu chúng được trồng trên thân keo sinh trưởng rất tốt. Trung bình mỗi bịch nấm cho thu hoạch 4 lứa/năm, cánh nấm to, dầy hơn và chất lượng tốt hơn. Đặc biệt, sau hai năm mới phải làm lại bầu.
Ông Nông Văn Rót kiểm tra những bịch nấm làm từ thân cây keo.
Để giúp các hộ dân thuận tiện trong việc tiếp cận kỹ thuật trồng nấm và bao tiêu sản phẩm, huyện đã thành lập HTX Sản xuất, tiêu thụ nấm ăn, nấm dược liệu Sơn Động với 150 thành viên ở nhiều xã tham gia. Ông Hoàng Văn Thông, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Sơn Động cho biết: Kết quả bước đầu cho thấy cây dược liệu nấm lim xanh và cây ba kích tím phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu ở địa phương, có chất tốt. Vì vậy, thời gian tới, phòng sẽ tham mưu với UBND huyện có chính sách hỗ trợ về nhân giống cây ba kích và phôi nấm cho bà con nông dân. Mặt khác, phối hợp với các đơn vị liên quan chuyển giao kỹ thuật và nhân rộng mô hình trồng nấm, ba kích tím dược liệu để những cây dược liệu này trở thành sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, giúp người dân xóa đói giảm nghèo, đồng thời bảo tồn nguồn gen cây dược liệu quý và tính đa dạng sinh học trong những cánh rừng ở huyện Sơn Động.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Văn Thống, ấp Tân Phong, xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời là hộ dân rất thành công với mô hình nuôi sò huyết. Ông đang phát triển nhân rộng mô hình này trong đầm Thị Tường. Vụ sò huyết vừa rồi, từ đầu năm đến nay ông đã thu được hơn tỷ bạc. Ông Thống là một trong những hộ dân đầu tiên nảy ra ý định nuôi sò trong đầm Thị Tường.

Hiện đại hóa đội tàu đánh bắt xa bờ là chủ trương lớn, được Đảng, Nhà nước quan tâm. Đây là điểm tựa để ngư dân và các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư đóng tàu cá vỏ sắt, công suất lớn, trang bị phương tiện đánh bắt hiện đại để nâng cao hiệu quả sản xuất, tiếp tục vươn khơi bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc...

Sau khi được Trung tâm Khuyến nông tỉnh tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật nuôi, ông Tể đã cải tạo 4 ô lồng nuôi cá để thả 370 dây hàu, mỗi dây có 20 vỏ hàu, mỗi vỏ 17-20 con hàu giống với hình thức nuôi giàn bè và treo dây trên biển. Sau 10 tháng nuôi, lứa hàu đầu tiên của ông đạt 4-5 con/kg, thu hoạch được 0,8 tấn hàu thương phẩm. Sau khi trừ chi phí sản xuất, gia đình ông lãi hơn 40 triệu đồng.

Do diện tích đất sản xuất nông nghiệp manh mún, tính chất đất chênh lệch (đất cồn cao, sâu trũng còn nhiều)... khó khăn cho công tác quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh cây trồng tập trung và ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; đặc biệt là chương trình xây dựng cánh đồng mẫu lớn, đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất.

Số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuát khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho thấy, trong quý II/2014, kim ngạch xuất khẩu (XK) tôm sang các thị trường ước đạt 992,7 triệu USD, tăng 46,4% so với quý II/2013. Tính chung 6 tháng đầu năm, con số này ước đạt gần 1,8 tỷ USD, tăng 62,4% so với cùng kỳ năm 2013.