Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát triển cây đinh lăng ở Thoại Sơn

Phát triển cây đinh lăng ở Thoại Sơn
Ngày đăng: 29/11/2015

Nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao xuất hiện, thay thế những cây trồng truyền thống kém hiệu quả.

Hiện nay cây đinh lăng được trồng nhiều ở Thoại Sơn, cây đinh lăng thường được trồng làm cảnh, lấy lá ăn sống hoặc dùng trong đông y.

Giá trị kinh tế không cao.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều thương lái đi mua gom cây đinh lăng với giá cao khiến loại cây này trở nên khan hiếm.

Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng bồi bổ sức khỏe, thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, tăng sự dẻo dai lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ…Đinh lăng rất đễ trồng và phát triển quanh năm, chịu hạn, ít sâu bệnh.

Hầu như không cần sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật.

Từ năm thứ 2 trở đi cần tỉa bớt lá và cành, mỗi năm 2 đợt vào tháng 4 và tháng 9 hàng năm.

Mô hình trồng cây đinh lăng tập trung làm dược liệu là một mô hình mới được triển khai trên địa bàn huyện.

Do phù hợp với các điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu nên sau hơn 6 tháng trồng, cây đinh lăng tại đây đã cho sinh trưởng tốt.

Hiện tại, mô hình trên đang đảm bảo việc làm thường xuyên cho khoảng gần 30 lao động với thu nhập trung bình khoảng từ 3 – 4 triệu đồng/tháng.

Hiện nay ông Trần Phước Thọ ở Thị Trấn Núi Sập, Thoại Sơn 7 điểm trồng với khoảng 4 ha, trồng 20.000 cây đinh lăng.

Ngoài ra ông Trần Phước Thọ còn đầu tư trồng ở Thị trấn Ba Chúc huyện Tri Tôn với khoảng 3 ha.

Với kết quả bước đầu nêu trên đã mở ra những hướng đi mới, tích cực, cho thấy những tín hiệu vui từ chủ trương đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị nông sản đang được chính quyền địa phương triển khai có hiệu quả và nhận được sự hưởng ứng tích cực của bà con nông dân.

Qua đó, tạo việc làm, nâng cao đời sống nông dân; góp phần đẩy nhanh tiến độ phát triển ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.


Có thể bạn quan tâm

Xây Nhà Bạc Tỷ Nhờ Trồng Hoa Xây Nhà Bạc Tỷ Nhờ Trồng Hoa

“Làm ăn ổn định, bền vững, có lãi đều đều là được rồi, chẳng mong gì hơn nữa !”. Tôi được biết, anh mới xây ngôi nhà cả tỷ đồng nhờ tiền bán hoa trong nhiều năm tích lũy.

16/07/2013
Giá Ớt Giảm Mạnh Giá Ớt Giảm Mạnh

Toàn huyện Lai Vung có khoảng 8ha diện tích trồng ớt. Vụ thu đông này ớt trúng mùa, năng suất đạt khoảng 15 tấn/ha; tuy nhiên cách nay 1 tháng, giá ớt đã giảm mạnh, ớt sừng trâu, trái to có giá từ 30 - 32 ngàn đồng/kg, nay chỉ còn 10 ngàn đồng/kg.

16/07/2013
Tiếp Sức Tìm Đầu Ra Cho Nhãn Và Chôm Chôm VietGAP Tiếp Sức Tìm Đầu Ra Cho Nhãn Và Chôm Chôm VietGAP

Vào năm 2011, huyện Cai Lậy có hai loại trái cây được cấp chứng nhận VietGAP là nhãn tiêu da bò Nhị Quí và chôm chôm Tân Phong. Tham gia mô hình liên kết sản xuất hướng đến đầu ra nông sản sạch, đa số nhà vườn là tổ viên các tổ hợp tác đều mong muốn đây là hướng đi bền vững, tăng giá trị kinh tế cho loại cây trồng tiềm năng của địa phương.

16/07/2013
Nuôi Cá Tự Phát Gây Ô Nhiễm Môi Trường Nuôi Cá Tự Phát Gây Ô Nhiễm Môi Trường

Việc nuôi cá nước ngọt (chủ yếu là cá tràu) trên đất vườn mang lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều người dân ở thị trấn Tam Quan (huyện Hoài Nhơn - Bình Định) ồ ạt cải tạo đất vườn, đào hồ nuôi cá.

17/07/2013
Chuyên Gia Sản Xuất Giống Gà Ta Chuyên Gia Sản Xuất Giống Gà Ta

“Ngành chăn nuôi đang trong giai đoạn khó khăn. Nhưng với tôi, hoàn cảnh xấu lại là cơ hội tốt nếu mình biết cách đầu tư” - ông Cao Văn Khanh, Giám đốc Công ty TNHH gà giống Cao Khanh chia sẻ.

17/07/2013