Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Cây Chè Hàng Hóa Hướng Tới Sản Xuất Bền Vững

Phát Triển Cây Chè Hàng Hóa Hướng Tới Sản Xuất Bền Vững
Ngày đăng: 16/01/2015

Với gần 5.000 ha, hiện Lào Cai đứng thứ 6 trong số 18 tỉnh trung du miền núi phía Bắc về diện tích chè. Sản lượng chè của toàn tỉnh năm 2014 đạt 16.200 tấn búp tươi, doanh thu đạt trên 100 tỷ đồng. Điểm đáng chú ý là ngành nông nghiệp đã có những định hướng quan trọng trong mục tiêu phát triển bền vững cây chè hàng hóa.

Có thu nhập ổn định hơn 4 triệu đồng/tháng là “trái ngọt” đối với gia đình chị Thào Thị Dín, xã Xuân Hòa (Bảo Yên). Cũng như bao gia đình vùng cao khác vốn chỉ quen việc trồng ngô, sắn, nên cuộc sống vẫn cứ mãi khó khăn. Trồng 0,3 ha chè từ năm 2005, hiện diện tích chè đang cho năng suất ổn định từ 2 - 3 lứa/tháng vào mùa rộ, mỗi lứa thu 600 - 700 kg chè búp tươi, trở thành nguồn thu chủ yếu của gia đình chị Dín.
Hiện, xã Xuân Hòa có 300 hộ trồng chè với diện tích 90 ha, đây là một trong những vùng trồng chè trọng điểm của huyện, toàn xã có sản lượng chè búp tươi khoảng 400 tấn mỗi năm, nguồn thu khoảng 2,4 tỷ đồng. Cùng với cây lúa, cây chè được cấp ủy, chính quyền xã Xuân Hòa xác định là cây mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp.
Toàn huyện Bảo Yên hiện có hơn 309 ha chè hàng hóa, sản lượng năm 2014 đạt hơn 1.000 tấn, doanh thu hơn 7 tỷ đồng. So với nhiều địa phương khác trong tỉnh, Bảo Yên có diện tích chè khá khiêm tốn nên huyện đã có hướng mở rộng diện tích cây công nghiệp này trong những năm tới.
Huyện Mường Khương là địa phương có diện tích trồng chè lớn nhất tỉnh với hơn 2.000 ha; trong đó, 60% diện tích chè kinh doanh, sản lượng chè búp tươi cả huyện năm 2014 đạt khoảng 6.500 tấn, giá trị sản lượng đạt trên 40 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt 35 triệu đồng/ha.
Những năm qua, nhiều hộ trên địa bàn huyện đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm từ chè. Đơn cử như gia đình ông Lý Xuân Bính, thôn Tà San, xã Lùng Vai. Với hơn 1 ha chè được trồng từ năm 2003, mỗi tháng gia đình ông Bính thu hoạch hơn 2 tấn chè búp tươi, đem lại nguồn thu từ 5 - 7 triệu đồng.
Toàn tỉnh hiện có 4.587 ha chè, các huyện có diện tích chè lớn là Mường Khương, Bảo Thắng, Bắc Hà, Bát Xát, thành phố Lào Cai và Bảo Yên. Cây chè tiếp tục được ngành nông nghiệp xác định phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại nhiều địa phương, đặc biệt là có thể trồng trên đất đồi, đất bạc màu.
Trong những năm gần đây, năng suất, sản lượng cây chè đã có sự chuyển biến tích cực, năm 2014 sản lượng chè đạt 16.200 tấn chè búp tươi, tăng 3.800 tấn so với năm 2010. Với giá chè búp tươi đang được thu mua trung bình từ 5.500 - 6.000 đồng/kg, chè chất lượng cao từ 12.000 đồng - 15.000 đồng/kg, doanh thu ngành chè trong năm 2014 đạt trên 100 tỷ đồng.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 7 cơ sở chế biến chè (có 3 nhà máy và 4 xưởng chế biến), tổng công suất đạt 100 tấn chè búp tươi/ngày và khoảng 300 lò chế biến nhỏ có quy mô hộ gia đình. Tuy nhiên, ngành chè đang gặp khó khăn là tổng nguồn nguyên liệu chỉ đáp ứng được 2/3 công suất thiết kế của các cơ sở chế biến, trong khi tình hình cạnh tranh không lành mạnh giữa các thành phần, đối tượng thu mua nguyên liệu đang khá phổ biến. Sự thiếu gắn kết giữa các hộ trồng chè với doanh nghiệp thu mua, doanh nghiệp đầu tư trồng chè cũng là cản trở không nhỏ đối với sự phát triển của cây chè.
Về sản xuất, một số nơi trồng chè không đảm bảo mật độ khiến năng suất thấp, dây chuyền công nghệ chế biến chè cũng chưa thực sự đồng bộ, sản phẩm chè sau chế biến chưa đa dạng, nên thiếu tính cạnh tranh trên thị trường. Hiện, vẫn còn một tỷ lệ lớn sản lượng chè sau chế biến dành cho xuất khẩu dạng sản phẩm thô, thị trường nội địa bị bỏ trống, trong khi đây mới là thị trường tiềm năng và ổn định.
Về định hướng phát triển bền vững ngành chè, ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, mục tiêu quan trọng đặt ra là hết năm 2015, diện tích cây chè phải đạt 5.000 ha và đến năm 2020 là trên 6.000 ha.
Đó là mục tiêu lớn, nên để thực hiện thành công cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng với địa phương trong bố trí quỹ đất, chính sách phân vùng quản lý, hạn chế vấn đề cạnh tranh không lành mạnh về thu mua nguyên liệu. Đồng thời, cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các hộ trồng chè về thâm canh tăng năng suất, củng cố sự gắn kết giữa “bốn nhà” trong sản xuất cây chè.


Có thể bạn quan tâm

Bình Phước Lạnh Kéo Dài Và Sương Mù Ảnh Hưởng Điều Ra Bông, Đậu Trái Bình Phước Lạnh Kéo Dài Và Sương Mù Ảnh Hưởng Điều Ra Bông, Đậu Trái

Anh Nguyễn Văn Hải ở ấp Thạnh Biên, xã Lộc Thạnh (Lộc Ninh, Bình Phước) than thở: Mùa mưa năm nay kết thúc muộn và mưa dầm kéo dài nhiều ngày, khi dứt mưa chuyển qua mùa khô không xảy ra hiện tượng mưa trái mùa như những năm khác nên nông dân khấp khởi mừng là sẽ được mùa điều.

25/02/2015
Nông Dân Thạnh Phú Thêm Phấn Khởi Đón Tết Vì Trúng Vụ Lúa Mùa Nông Dân Thạnh Phú Thêm Phấn Khởi Đón Tết Vì Trúng Vụ Lúa Mùa

Các diện tích đất này thuộc tiểu vùng 2, 3 của huyện Thạnh Phú - Bến Tre (gồm các xã từ Mỹ An đến Thạnh Hải) là vùng ngập mặn, từ lâu bà con chỉ chủ yếu nuôi trồng thủy sản. Vài năm gần đây, bà con tranh thủ trữ nước ngọt trong vuông tôm để trồng vụ lúa mùa. Và trong những ngày cuối năm này, họ tất bật thu hoạch về nhà chuẩn bị đón Tết. Vụ lúa này được công nhận là trúng mùa, trúng giá.

25/02/2015
Người Trồng Cà Phê Bất Ngờ Nhận “Lộc Trời” Ngày Đầu Năm Người Trồng Cà Phê Bất Ngờ Nhận “Lộc Trời” Ngày Đầu Năm

Chiều ngày 19/2, tức chiều ngày mồng 1 Tết, tại tỉnh Kon Tum bất ngờ có mưa lớn trái mùa. Trận mưa đã tưới mát cho cây trồng, đặc biệt giúp hàng nghìn hộ trồng cà phê tại địa phương bớt được một đợt tưới. Nhận lộc trời ngày đầu năm, nông dân Kon Tum hy vọng một năm mới mưa thuận, gió hòa.

25/02/2015
Nghệ An Khắc Phục Những Trở Ngại Khi Cấy Lúa Bằng Máy Nghệ An Khắc Phục Những Trở Ngại Khi Cấy Lúa Bằng Máy

Dồn điền, đổi thửa và đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng là những bước để tích tụ ruộng đất nhằm sản xuất hàng hóa. cấy vụ xuân năm nay, nhiều địa phương như Nam Đàn, Hưng Nguyên, Yên Thành, Diễn Châu (Nghệ An)… đã tiến hành trình diễn và ứng dụng máy cấy 4 hàng, 6 hàng. Đây là một bước tiến trong giải phóng sức lao động cho nông dân. Tuy nhiên, khâu làm mạ cho máy cấy là một công đoạn đang gặp những khó khăn nhất định.

25/02/2015
Tàu Vừa Ra Khơi Đã Trúng Đậm Cá Biển Trị Giá Gần 400 Triệu Đồng Tàu Vừa Ra Khơi Đã Trúng Đậm Cá Biển Trị Giá Gần 400 Triệu Đồng

Sáng ngày 25-2, tàu cá HT 20579 TS, công suất 90CV của ngư dân Nguyễn Hoài Minh (42 tuổi, ở thôn Long Hải, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) vừa ra khơi đã bất ngờ trúng đậm mẻ cá biển lớn, bán với giá gần 400 triệu đồng.

28/02/2015