Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Các Mô Hình Sản Xuất Công Nghệ Cao Góp Phần Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp

Phát Triển Các Mô Hình Sản Xuất Công Nghệ Cao Góp Phần Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp
Ngày đăng: 30/07/2014

Nhờ có chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư hiệu quả, huyện Yên Định đã có hai tổ chức đầu tư hàng trăm triệu đồng xây dựng hệ thống nhà lưới hiện đại để áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Từ tháng 3 năm 2013, Công ty TNHH Nông nghiệp VietGAP đã đầu tư hệ thống nhà lưới tại xã Yên Phong và Yên Ninh để sản xuất hoa, ươm giống rau và canh tác các loại rau hàng hóa trái mùa với tổng diện tích 4,2 ha. Tuy mới đi vào hoạt động, song các cơ sở của công ty đã sản xuất và cung ứng cho thị trường hơn 300.000 cành cúc, 2.000 chậu hoa dạ yến thảo...

Hiện các kỹ sư của công ty đang nghiên cứu và trồng thử nghiệm giống cà chua ghép từ gốc cà pháo địa phương, cho năng suất cao gấp nhiều lần cà chua bình thường, lại kháng bệnh tốt. Hiện công ty đang  giải quyết việc làm thường xuyên cho 10 lao động.

Cùng với đó, gia đình anh Nguyễn Xuân Đồng, thị trấn Quán Lào đang đầu tư mô hình nhà lưới tại thôn 11, xã Yên Thọ với diện tích 1.200 m2, với số vốn khoảng 500 triệu đồng. Dự kiến nhà lưới này sẽ có hệ thống tưới nhỏ giọt, hệ thống phun sương làm ẩm để trồng các loại dưa có giá trị kinh tế cao...

 Ngoài ra, gia đình anh Đồng còn đấu thầu 15 ha đất, đã và đang đầu tư chuyên canh các loại cây trồng hàng hóa theo hướng áp dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ hiện đại.

Những mô hình nông nghiệp này đang góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp mà ngành nông nghiệp đang triển khai.

* Trong thời gian qua, Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản Thanh Hóa đã liên kết với nông dân các huyện: Triệu Sơn, Yên Định, Hà Trung, Hoằng Hóa, Nông Cống... xây dựng các mô hình nuôi cá rô phi với diện tích 320 ha/vụ/năm. Triển khai mô hình liên kết này, công ty đã cung ứng con giống, thức ăn, hướng dẫn bà con nông dân áp dụng kỹ thuật nuôi  và bao tiêu sản phẩm.

Các hộ dân tham gia mô hình này thu lãi từ 80 đến 90 triệu đồng/ha/năm. Mô hình này tạo việc làm cho khoảng từ 250 đến 300 lao động, thu nhập từ 2,5 đến 3 triệu đồng/người/tháng. Tại xã Trường Giang (Nông Cống), công ty đã triển khai mô hình này với quy mô 20 ha; năm 2013 sản lượng cá xuất khẩu đạt 500 tấn, dự kiến năm 2014 đạt hơn 1.000 tấn.

Mô hình nuôi và tiêu thụ cá rô phi trên khai thác mặt nước, đất đai; đặc biệt là những vùng đất ngập nước, đất bị nhiễm chua, mặn không phù hợp cho trồng lúa và các loại cây trồng khác góp phần thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nông nghiệp.

* Thời gian qua, huyện Triệu Sơn đã thực hiện nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ khoa học -  kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp và tăng thu nhập cho nông dân.

Từ đầu năm đến nay, huyện đã thực hiện 7 mô hình trình diễn giống lúa lai trên địa bàn các xã Thọ Bình, Khuyến Nông, Hợp Tiến, Minh Dân, Thọ Phú, Thọ Vực. Huyện phối hợp với Công ty Sufe phốt phát Lâm Thao thử nghiệm 3 mô hình sử dụng phân NPK khép kín bón lúa; 2 mô hình thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với vùng thường xuyên bị ngập lụt tại xã Hợp Tiến và Dân Quyền; với Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện mô hình trồng rừng thâm canh bằng cây keo lai tại xã Triệu Thành và trồng cây ngô chuyển từ đất lúa kém hiệu quả tại xã Thọ Bình.

Trong vụ mùa năm 2014, huyện đã thực hiện cánh đồng mẫu lớn với 20 ha ở xã Đồng Tiến và 40 ha ở xã Thọ Bình. Để phát huy hiệu quả các mô hình triển khai trên địa bàn, huyện Triệu Sơn đã tổ chức 42 lớp tập huấn về kỹ thuật thâm canh cây trồng cho 2.800 lượt người tham gia.


Có thể bạn quan tâm

Khi Bò Cười, Heo Khóc Khi Bò Cười, Heo Khóc

Tổng giám đốc Vissan Văn Đức Mười nhìn thấy một biểu giá đi lên của loại thịt đại gia súc này: “Năm 1980, giá thịt bò chỉ bằng nửa giá thịt heo. Năm 1990, giá thịt bò bằng thịt heo. Năm 2000 giá đã gấp đôi, và đến năm 2010 thì đã gấp 4 lần!”.

17/06/2014
Tiếp Sức Cho Mùa Lạc... Tiếp Sức Cho Mùa Lạc...

Mấy năm trước, trong chuyến đi Quảng Trạch (Quảng Bình) nghe giới thiệu giống lúa mới, anh Nguyễn Xuân Kỳ, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Quảng Bình (TCTNNQB) cho biết cùng với giống lúa, công ty đang tìm kiếm giống lạc mới nhằm thay thế giống lạc cũ năng suất quá thấp… Bước đầu công ty đã lai tạo được giống SVL1 bắt đầu trồng thử nghiệm...

17/06/2014
Hiệu Quả Từ Dự Án Trồng Rừng WB3 Hiệu Quả Từ Dự Án Trồng Rừng WB3

Từ năm 2005 đến nay, huyện Tuy Phước (Bình Định) đã triển khai khá tốt Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp (DA WB3), phủ xanh rừng trồng trên đất trống, đồi núi trọc, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

17/06/2014
"Khơi Thông" Kênh Tiêu Thụ Vải Thiều Vào Đông, Tây Nam Bộ

Chiều ngày 16/6, “Hội nghị Tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ quả vải vùng Đông - Tây Nam Bộ 2014” đã diễn ra tại TP.HCM, do Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và UBND ba tỉnh, thành phố gồm: TP.HCM, Bắc Giang, Hải Dương kết hợp tổ chức.

17/06/2014
Hàm Thuận Bắc Mở Rộng Mô Hình Liên Kết Sản Xuất Và Tiêu Thụ Giống Lúa Xác Nhận, Lúa Thương Phẩm Hàm Thuận Bắc Mở Rộng Mô Hình Liên Kết Sản Xuất Và Tiêu Thụ Giống Lúa Xác Nhận, Lúa Thương Phẩm

Ngoài ra hiện nay, Hàm Thuận Bắc đang đẩy mạnh ứng dụng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ giống lúa xác nhận và lúa thương phẩm với Công ty TNHH Nha Hố và Công ty phân bón Khang Nông, ở 3 xã điểm xây dựng nông thôn mới (Hàm Trí, Hồng Sơn, Hàm Phú) với diện tích 43,9 ha/77 hộ tham gia, đạt hiệu quả cao trong vụ đông xuân. Huyện đang chỉ đạo 3 xã nhân rộng mô hình liên kết trong vụ hè thu, đến nay 3 xã đã ký kết mở rộng mô hình lên 103,6 ha.

17/06/2014