Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Ca Cao Gặp Nhiều Khó Khăn

Phát Triển Ca Cao Gặp Nhiều Khó Khăn
Ngày đăng: 17/06/2013

Toàn tỉnh hiện có 2.559 ha ca cao, trong đó khoảng 70% diện tích được trồng bằng các giống ghép, chủ yếu là 5 dòng TC của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên và 8 dòng TD nhập nội do Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh cung cấp.

Diện tích còn lại được trồng bằng giống thực sinh, giống lai F1 và một phần diện tích nhỏ (do dân trồng tự phát trước đây) được trồng bằng hạt không rõ nguồn gốc, nên ảnh hưởng đến năng suất.

Hiện việc mở rộng diện tích ca cao gặp nhiều khó khăn, ngoài nguyên nhân khách quan như: cây trồng mới hay bị các loại sâu bệnh, côn trùng gây hại nên nông dân còn e ngại, mặt khác giá ca cao tuy ổn định nhưng không hấp dẫn bằng cà phê, cao su, hồ tiêu... thì việc chậm bố trí vốn phát triển cây ca cao theo Nghị quyết số 40 ngày 22-12-2011 của HĐND tỉnh ít nhiều đã ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển cây ca cao của tỉnh. Phần lớn diện tích ca cao trồng năm 2012 chủ yếu nhờ dự án phát triển ca cao bền vững tại các nông hộ (giai đoạn III), nhưng đây chỉ là dự án hỗ trợ kỹ thuật nên việc mở rộng diện tích rất khó khăn.

Năm 2013, toàn tỉnh sẽ trồng mới 1.100 ha ca cao trên địa bàn 13 huyện, thị xã. Tuy nhiên chỉ tiêu này sẽ khó hoàn thành nếu vốn tiếp tục bố trí chậm.


Có thể bạn quan tâm

Định hướng phát triển chăn nuôi tập trung Định hướng phát triển chăn nuôi tập trung

Chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ phù hợp, giúp cải thiện thu nhập cho nhiều gia đình ở nông thôn. Song theo nhận định của ngành chuyên môn, chăn nuôi hình thức này hiện cũng phát sinh nhiều mối nguy về dịch bệnh, môi trường…

23/09/2015
Anh Lê Văn Phú Thành công với mô hình chăn nuôi kết hợp Anh Lê Văn Phú Thành công với mô hình chăn nuôi kết hợp

Thời gian qua, nhiều nông dân ở xã Hậu Thành, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đã mạnh dạn chuyển đổi giống vật nuôi mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình. Trong đó có mô hình nuôi rắn hổ hèo, ếch kết hợp nuôi cá trê của anh Lê Văn Phú ở ấp Hậu Hoa.

23/09/2015
Xóa đói, giảm nghèo nhờ nuôi ong mật Xóa đói, giảm nghèo nhờ nuôi ong mật

Huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) là địa phương có thế mạnh về kinh tế đồi rừng, tỷ lệ hoa vào các mùa khá đa dạng và phong phú, nơi đây có nhiều loại hoa, tập trung ở cả bốn mùa, nhất là vào mùa xuân và mùa thu.

23/09/2015
Nuôi rắn hổ vện cho thu nhập cao Nuôi rắn hổ vện cho thu nhập cao

Nuôi rắn hổ vện từ năm 2012 đến nay, anh Nguyễn Văn Lâm ở ấp 3, xã Hưng Hòa, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đã có những cải tiến trong các khâu chuồng trại... đem lại hiệu quả kinh tế cao.

23/09/2015
Thương hiệu tinh heo Sáu Bành Thương hiệu tinh heo Sáu Bành

Là bộ đội xuất ngũ, khởi nghiệp với 4 công ruộng, trình độ học vấn chỉ dừng lại lớp 3, nhưng nhờ hăng hái thi đua lao động sản xuất, ông Trần Văn Sáu- tên thường gọi là Sáu Bành (ấp An Hội III, Tân An Hội - Mang Thít - Vĩnh Long) đã vươn lên làm giàu.

23/09/2015