Phát Triển Ca Cao Gặp Nhiều Khó Khăn

Toàn tỉnh hiện có 2.559 ha ca cao, trong đó khoảng 70% diện tích được trồng bằng các giống ghép, chủ yếu là 5 dòng TC của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên và 8 dòng TD nhập nội do Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh cung cấp.
Diện tích còn lại được trồng bằng giống thực sinh, giống lai F1 và một phần diện tích nhỏ (do dân trồng tự phát trước đây) được trồng bằng hạt không rõ nguồn gốc, nên ảnh hưởng đến năng suất.
Hiện việc mở rộng diện tích ca cao gặp nhiều khó khăn, ngoài nguyên nhân khách quan như: cây trồng mới hay bị các loại sâu bệnh, côn trùng gây hại nên nông dân còn e ngại, mặt khác giá ca cao tuy ổn định nhưng không hấp dẫn bằng cà phê, cao su, hồ tiêu... thì việc chậm bố trí vốn phát triển cây ca cao theo Nghị quyết số 40 ngày 22-12-2011 của HĐND tỉnh ít nhiều đã ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển cây ca cao của tỉnh. Phần lớn diện tích ca cao trồng năm 2012 chủ yếu nhờ dự án phát triển ca cao bền vững tại các nông hộ (giai đoạn III), nhưng đây chỉ là dự án hỗ trợ kỹ thuật nên việc mở rộng diện tích rất khó khăn.
Năm 2013, toàn tỉnh sẽ trồng mới 1.100 ha ca cao trên địa bàn 13 huyện, thị xã. Tuy nhiên chỉ tiêu này sẽ khó hoàn thành nếu vốn tiếp tục bố trí chậm.
Có thể bạn quan tâm

Toàn tỉnh Tiền Giang hiện đã thả giống được gần 250 ha tôm, bao gồm thâm canh và bán thâm canh, tập trung nhiều ở huyện Tân Phú Đông, đạt 10% tổng diện tích thả giống theo kế hoạch năm 2014.

Ông Phạm Ngọc Bảo, Chủ tịch UBND xã Tam Quan Bắc (Hoài Nhơn - Bình Định), cho biết: Từ đầu tháng 1.2014 đến nay, giá cá ngừ đại dương tại cảng cá Tam Quan tăng mạnh, hiện từ 100 - 120 ngàn đồng/kg, tăng từ 20.000 - 25.000 đồng/kg so với những tháng trước.

Tôm hùm thương phẩm tại Khánh Hòa hiện có giá từ 2 - 2,2 triệu đồng/kg, tăng khoảng 700.000 đồng so với cùng kỳ. Với mức giá này, người nuôi tôm hùm tại Khánh Hòa và các tỉnh có nghề tôm hùm sẽ có lời khá và đón tết sung túc hơn các năm.

Những ngày cận Tết Nguyên đán, nhiều ngư dân ở các vùng bãi ngang ven biển của tỉnh Hà Tĩnh khai thác tép biển được mùa lớn (còn gọi con ruốc vì phần lớn tép ở đây được đem làm ruốc). Chỉ sau vài ngày đi biển về cập bến cảng, trên khoang thuyền của họ luôn đầy ắp tép tươi rói.

Hơn 65 đại diện của ngành thủy sản Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã tập trung thảo luận việc xây dựng tiêu chuẩn chung cho tôm nuôi và nghị định thư Dự án Phát triển thủy sản bền vững (FIP) vào cuối tháng 12/2013 tại Băng Cốc, Thái Lan.