Phát triển bò thịt chất lượng cao

Đề án sẽ đưa nghề nuôi bò đi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, tăng thu nhập cho nông dân. Đây cũng là cách làm để Bình Định nâng cao năng lực cạnh tranh ngành hàng bò và thịt bò.
Đầu tư sâu công tác lai tạo
Theo ông Phan Trọng Hổ, GĐ Sở NN-PTNT Bình Định, để đạt được mục tiêu trên, tỉnh này đã hoạch định từng hướng đi rõ ràng trong 5 năm tới, đặc biệt là công tác lai tạo. “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tập trung lai tạo giống bò thịt chất lượng cao, đặc biệt là gống Zebu và Drought master”, ông Hổ cho biết.
Theo kế hoạch, ngành chăn nuôi Bình Định sẽ sử dụng tinh đông lạnh ngoại nhập các giống bò thịt chất lượng cao như Red Angus, Blanc Bleu Belge (BBB) phối giống nhân tạo với bò cái lai Zebu có tỷ lệ máu lai trên 75% để tạo ra bê lai hướng thịt chất lượng cao.
Tổng số bò cái phối giống có chửa bằng tinh bò thịt chất lượng cao trong 5 năm (từ 2015-2020) sẽ là 110.500 con. Trong đó, phối giống bằng tinh bò Red Angus là 54.050 con, phối giống bằng tinh bò BBB là 56.450 con.
Vùng phối giống tập trung sẽ triển khai trên địa bàn 17 xã gồm các huyện Tuy Phước, Tây Sơn và TX An Nhơn.
Ngoài ra, còn mở rộng vùng phối giống bổ sung trên địa bàn 15 xã, phường ở các huyện Phù Mỹ, Hoài Nhơn, Hoài Ân, An Lão, Vân Canh và TP Quy Nhơn. Đồng thời sử dụng tinh đông lạnh bò Zebu lai cải tạo đàn bò nội, lai cấp tiến bò lai Zebu để nâng tỷ lệ máu lai, tạo đàn cái lai làm nền cho công cuộc lai tạo đàn bò thịt chất lượng cao.
Sử dụng tinh đông lạnh bò Drought master phối giống nhân tạo với bò cái nền lai có máu Zebu trên 75% để cho ra bò lai F1 Drought master nuôi thịt và chọn con cái tốt làm giống.
Để làm tốt hiệu quả công tác lai tạo đàn bò, Bình Định sẽ thực hiện song song việc đầu tư, nâng cấp hệ thống thụ tinh nhân tạo bò. Trong 5 năm tới, tỉnh sẽ đầu tư trang bị thêm 25 bình chứa ni tơ bảo quản tinh và 56 bình công tác có xuất xứ từ châu Âu. Ngoài ra, sẽ đào tạo mới 40 dẫn tinh viên thụ tinh nhân tạo bò cho các địa phương.
Tổng số bò bò cái phối giống có chửa bằng tinh bò Zebu và Drought master trong 5 năm tới sẽ đạt 192.500 con, triển khai tại 11 huyện, thị trong tỉnh.
Tăng cường chăm sóc
Theo kế hoạch, sau 5 năm thực hiện, đàn bò ở Bình Định sẽ đạt đến con số 520.000 con (tăng 260.000 con so năm 2015); trong đó bò nuôi trong nông hộ là 320.000 con, số còn lại là đàn bò nuôi trong các doanh nghiệp.
Chất lượng đàn bò cũng sẽ tăng theo. Đến năm 2020, tỷ lệ bò lai và bò ngoại thuần đạt 93,8% tổng đàn, tỷ lệ bò lai nuôi trong nông hộ chiếm 90% và tỷ lệ bò thịt chất lượng cao chiếm 16,3% trong tổng đàn bò lai.
Để đáp ứng nguồn thức ăn cho đàn bò, Bình Định chủ động tạo ra nguồn thức ăn thô xanh cho đàn bò bảo đảm số lượng lẫn chất lượng bằng biện pháp trồng các giống cỏ mới năng suất, chất lượng cao; đồng thời tận thu phụ phẩm trong nông nghiệp như rơm rạ, thân cây ngô, ngọn lá mía, thân lá mì, dây đậu phụng… dự trữ làm thức ăn cho bò.
Đồng thời áp dụng công nghệ chế biến thức ăn thô xanh để nâng cao giá trị dinh dưỡng, khả năng tiêu hóa và hấp thu; bổ sung đạm phi protein cho bò dưới dạng tảng liếm, ủ rơm với ure…
Thả rông bò tìm thức ăn tự nhiên
“Theo Đề án đã được phê duyệt, kinh phí đầu tư cho phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao trong nông hộ giai đoạn 2015-2020 là gần 6.255 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là vốn của nông dân, vốn ngân sách TW chỉ hơn 22 tỷ và vốn ngân sách tỉnh gần 24 tỷ”, bà Trần Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết.
“Chúng tôi sẽ thực hiện 70 mô hình trình diễn với 560 bò thịt, 28 ha cỏ trồng và 70 hố ủ thức ăn xanh tại các địa phương triển khai lai tạo giống bò thịt chất lượng cao. Quy mô 1 mô hình là từ 5 - 10 con bò, 4.000 m2 cỏ và 1 hố ủ thức ăn xanh”, ông Hổ cho biết.
Trong xây dựng thương hiệu bò thịt và bò chất lượng cao, tỉnh sẽ xây dựng trên 2 giống bò Red Angus và BBB. Ban đầu sẽ xây dựng thương hiệu bò thịt và bò chất lượng cao tại 17 xã triển khai lai tạo giống bò thịt chất lượng cao ở các huyện Tuy Phước, Tây Sơn và TX An Nhơn, sau đó mở rộng trên địa bàn toàn tỉnh.
Cũng theo ông Hổ, trong thời gian tới, Bình Định sẽ xây dựng 2 chợ bò, mỗi chợ có diện tích từ 5.000 - 10.000 m2 gồm các hạng mục cần thiết như lô ngăn cách có mái che mưa nắng, tường rào, cổng ngõ; các hệ thống sát trùng, cung cấp nước uống cho bò, tiêu thoát nước và xử lý nước thải với đầy đủ quy chế vận hành.
Theo tính toán của ngành nông nghiệp Bình Định, sau 5 năm thực hiện, công cuộc phát triển chăn nuôi bò chất lượng cao trong nông hộ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế hơn 3.800 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 11.000 lao động nông thôn, nâng cao trình độ, kỹ thuật chăn nuôi thâm canh bò cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Tuy nhiên bà con luôn lo lắng về bệnh dịch vì năm nào cũng xảy ra dịch bệnh viêm ruột, trùng quả dưa, đốm đỏ... làm cá chết hàng loạt. Trong khi đó, bà con chủ yếu nuôi cá theo kinh nghiệm, chưa có phương pháp phòng trừ, việc chữa trị còn lúng túng, gây thiệt hại lớn đến kinh tế của các hộ nuôi...

Sau khi trừ chi phí, chủ tàu thu được hàng chục triệu đồng, mỗi ngư dân đi bạn được chia trên dưới 1 triệu đồng. Riêng tàu cá QNg – 98214 TS của ngư dân Nguyễn Mai thu được hơn 3 tấn. Anh thu được khoản lãi gần 20 triệu đồng, mỗi ngư dân đi bạn được chia 1 – 1,5 triệu đồng.

Theo thống kê của ngành Nông nghiệp tỉnh, trên địa bàn tỉnh hiện có gần 7.000 tàu cá, trong đó, có hơn 2.500 tàu công suất lớn, khai thác xa bờ. Từ ngày 1.1.2015, mùa đánh bắt thủy hải sản năm nay chính thức bắt đầu. Đến thời điểm này, nhiều tàu đánh bắt cá ngừ đại dương sau mỗi chuyến cập bờ đạt sản lượng trung bình từ 3,5 - 4 tấn, sau khi trừ chi phí mỗi tàu lãi từ 60 - 70 triệu đồng.

Để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2015, nhằm hạn chế rủi ro thiệt hại do dịch bệnh, Tổng cục Thủy sản đã có văn bản số 373/TCTS-NTTS, ngày 11/02/2015, đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành phố ven biển tăng cường các biện pháp chỉ đạo quản lý thời vụ nuôi tôm nước lợ.

Để giúp bà con nuôi tôm quản lý thức ăn tiết kiệm và hiệu quả, ngày 06/02/2015 tại xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu; Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản Bền vững (ICAFIS) đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu (TTKNKN) tổ chức lớp tập huấn “Thúc đẩy cải thiện thực hành quản lý cho ăn trong nuôi tôm” cho 35 nông dân nuôi tôm.