Phát Triển Bền Vững Bưởi Đặc Sản Đoan Hùng

Thực hiện dự án phát triển cây bưởi đặc sản, huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) đã phối hợp với các ngành chức năng đưa ra nhiều giải pháp nhằm ổn định diện tích và nâng cao năng suất, chất lượng quả.
Từ thành công trong việc áp dụng các biện pháp thâm canh tổng hợp trên 1,5ha bưởi đặc sản tại hai xã Chí Đám và Quế Lâm vào năm 2010, năm 2011, huyện Đoan Hùng tiếp tục đầu tư, mở rộng mô hình thêm 5ha tại Chí Đám và Bằng Luân. Ngoài ra, người trồng bưởi tại các xã vùng dự án đã chủ động áp dụng chăm sóc, thụ phấn bổ sung cho cây bưởi được 35,8ha.
Năm 2012, UBND huyện Đoan Hùng tiếp tục phối hợp với Viện Nghiên cứu Rau quả Trung ương, Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Thọ triển khai mở rộng diện tích mô hình “Ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm phục hồi và phát triển bền vững bưởi đặc sản Đoan Hùng” trên diện tích 41ha, góp phần khắc phục hiện tượng bưởi ra hoa nhưng không đậu quả và nâng cao năng suất, chất lượng quả.
Mô hình được triển khai trên địa bàn 11 xã, với 12.235 cây bưởi và 205 hộ tham gia; trong đó có 38ha bưởi đang cho quả, diện tích đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản là 3ha.
Nhờ áp dụng triệt để các biện pháp kỹ thuật như: bón phân, tỉa cành, tạo tán, phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt là sử dụng phân hữu cơ vi sinh nên đã giúp cây sinh trưởng đồng đều, các chỉ tiêu về chiều cao, cấp cành, số đợt lộc tập trung đều cao. Để đảm bảo cho vườn bưởi khi ra hoa có nguồn phấn bổ sung tự nhiên, chủ vườn trồng dặm một số cây bưởi Diễn và ghép cải tạo thí điểm bằng bưởi khác giống.
Kết quả bước đầu khi ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật mới thấy, năng suất bưởi tại Chí Đám đạt 45 - 60 quả/cây, giá trị thu nhập trên 400 triệu đồng/ha; tại Bằng Luân đạt 60 - 80 quả/cây, thu nhập 300 triệu đồng/ha.
Gia đình ông Phùng Đức Nguyên là một trong những hộ tham gia thực hiện mô hình. Ông cho biết: “Năm 2012, gia đình ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc mới, nhờ đó, bưởi ra hoa, đậu quả nhiều hơn, năng suất và thu nhập được cải thiện đáng kể”.
Kết quả thực hiện mô hình đã tạo niềm tin cho người trồng bưởi về khả năng phục hồi và phát triển bền vững vùng bưởi đặc sản huyện Đoan Hùng.
Có thể bạn quan tâm

Với hơn 300 con ba ba, 100 đôi chim bồ câu Pháp, 20 con thỏ giống, 20 con rắn hổ mang trâu, 10 thùng ong lấy mật… trừ chi phí mỗi năm gia đình ông thu lãi hơn 100 triệu đồng.

Đưa chúng tôi đi thăm những bãi dâu xanh ngát trải dài dọc bờ sông Lô, đồng chí Nguyễn Minh Sáng, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Long (Yên Sơn) vui mừng cho biết: “Trước đây, người dân xã Tân Long chủ yếu trồng ngô trên những vùng đất soi bãi ven sông nhưng hiệu quả kinh tế không cao vì đất ở đây có nhiều cát, một số loại cây màu khác đã trồng thử nhưng không phù hợp..

Đương sự thỏa thuận một đằng, tòa công nhận một nẻo khiến một nông dân trắng tay. Trách nhiệm này ai chịu và chịu đến đâu vẫn còn là câu hỏi.

Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hải Phòng Phạm Văn Công cho biết: “Hiện có 2 lỗ hổng lớn tăng nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố, đó là tình trạng gia cầm giống nhập lậu Trung Quốc len lỏi về các vùng quê, lẫn vào đàn chăn nuôi và sự gia tăng của đàn vịt mùa vụ trên các tuyến kênh mương”.

Trồng nấm rơm trong nhà là mô hình không chỉ tạo thêm thu nhập, mà còn góp phần giải quyết việc làm cho nhiều hộ dân xã Vĩnh Trạch (Thoại Sơn, An Giang). Đặc biệt, mô hình thích hợp các hộ ít hoặc không đất sản xuất, góp phần giảm nghèo tại địa phương.