Phát Triển Bền Vững Bưởi Đặc Sản Đoan Hùng

Thực hiện dự án phát triển cây bưởi đặc sản, huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) đã phối hợp với các ngành chức năng đưa ra nhiều giải pháp nhằm ổn định diện tích và nâng cao năng suất, chất lượng quả.
Từ thành công trong việc áp dụng các biện pháp thâm canh tổng hợp trên 1,5ha bưởi đặc sản tại hai xã Chí Đám và Quế Lâm vào năm 2010, năm 2011, huyện Đoan Hùng tiếp tục đầu tư, mở rộng mô hình thêm 5ha tại Chí Đám và Bằng Luân. Ngoài ra, người trồng bưởi tại các xã vùng dự án đã chủ động áp dụng chăm sóc, thụ phấn bổ sung cho cây bưởi được 35,8ha.
Năm 2012, UBND huyện Đoan Hùng tiếp tục phối hợp với Viện Nghiên cứu Rau quả Trung ương, Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Thọ triển khai mở rộng diện tích mô hình “Ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm phục hồi và phát triển bền vững bưởi đặc sản Đoan Hùng” trên diện tích 41ha, góp phần khắc phục hiện tượng bưởi ra hoa nhưng không đậu quả và nâng cao năng suất, chất lượng quả.
Mô hình được triển khai trên địa bàn 11 xã, với 12.235 cây bưởi và 205 hộ tham gia; trong đó có 38ha bưởi đang cho quả, diện tích đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản là 3ha.
Nhờ áp dụng triệt để các biện pháp kỹ thuật như: bón phân, tỉa cành, tạo tán, phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt là sử dụng phân hữu cơ vi sinh nên đã giúp cây sinh trưởng đồng đều, các chỉ tiêu về chiều cao, cấp cành, số đợt lộc tập trung đều cao. Để đảm bảo cho vườn bưởi khi ra hoa có nguồn phấn bổ sung tự nhiên, chủ vườn trồng dặm một số cây bưởi Diễn và ghép cải tạo thí điểm bằng bưởi khác giống.
Kết quả bước đầu khi ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật mới thấy, năng suất bưởi tại Chí Đám đạt 45 - 60 quả/cây, giá trị thu nhập trên 400 triệu đồng/ha; tại Bằng Luân đạt 60 - 80 quả/cây, thu nhập 300 triệu đồng/ha.
Gia đình ông Phùng Đức Nguyên là một trong những hộ tham gia thực hiện mô hình. Ông cho biết: “Năm 2012, gia đình ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc mới, nhờ đó, bưởi ra hoa, đậu quả nhiều hơn, năng suất và thu nhập được cải thiện đáng kể”.
Kết quả thực hiện mô hình đã tạo niềm tin cho người trồng bưởi về khả năng phục hồi và phát triển bền vững vùng bưởi đặc sản huyện Đoan Hùng.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, thường cứ vào tháng 5-6 là thời điểm dịch bệnh tai xanh lại bùng phát trên đàn lợn và diễn biến phức tạp. Để giảm thiểu thiệt hai do dịch bệnh gây ra, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch.

Ông Hà Văn Rem, một trong những nông dân có nhiều thâm niên trong việc trồng môn cho biết, nhờ trồng môn mà đời sống người dân trong ấp Đại An (Trà Vinh) không ngừng được cải thiện, nhiều ngôi nhà xây dựng kiên cố đã mọc lên từ thu nhập “trồng môn”.

Bước vào vụ thu hoạch năm nay, những nông dân trồng ớt ở Bố Trạch (Quảng Bình) chưa kịp vui mừng vì được mùa thì phải khốn khổ với nỗi lo ớt rớt giá.

Qua học hỏi kinh nghiệm các mô hình nuôi hàu ở các tỉnh ven biển, anh Nguyễn Văn Thiệu đã về quê (khóm 5, Thị trấn Long Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) đầu tư nuôi hàu bằng bè trên sông nhằm tăng thu nhập cho gia đình.

Tổng kết mô hình liên kết 4 nhà thâm canh lúa theo hướng VietGAP và cánh đồng mẫu lớn vụ Đông Xuân 2013- 2014, Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh cho biết, bình quân mỗi ha ruộng trong mô hình, nông dân có lợi nhuận cao hơn ngoài mô hình trên 3,1 triệu đồng/ha.