Phát Triển Bền Vững Bưởi Đặc Sản Đoan Hùng

Thực hiện dự án phát triển cây bưởi đặc sản, huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) đã phối hợp với các ngành chức năng đưa ra nhiều giải pháp nhằm ổn định diện tích và nâng cao năng suất, chất lượng quả.
Từ thành công trong việc áp dụng các biện pháp thâm canh tổng hợp trên 1,5ha bưởi đặc sản tại hai xã Chí Đám và Quế Lâm vào năm 2010, năm 2011, huyện Đoan Hùng tiếp tục đầu tư, mở rộng mô hình thêm 5ha tại Chí Đám và Bằng Luân. Ngoài ra, người trồng bưởi tại các xã vùng dự án đã chủ động áp dụng chăm sóc, thụ phấn bổ sung cho cây bưởi được 35,8ha.
Năm 2012, UBND huyện Đoan Hùng tiếp tục phối hợp với Viện Nghiên cứu Rau quả Trung ương, Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Thọ triển khai mở rộng diện tích mô hình “Ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm phục hồi và phát triển bền vững bưởi đặc sản Đoan Hùng” trên diện tích 41ha, góp phần khắc phục hiện tượng bưởi ra hoa nhưng không đậu quả và nâng cao năng suất, chất lượng quả.
Mô hình được triển khai trên địa bàn 11 xã, với 12.235 cây bưởi và 205 hộ tham gia; trong đó có 38ha bưởi đang cho quả, diện tích đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản là 3ha.
Nhờ áp dụng triệt để các biện pháp kỹ thuật như: bón phân, tỉa cành, tạo tán, phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt là sử dụng phân hữu cơ vi sinh nên đã giúp cây sinh trưởng đồng đều, các chỉ tiêu về chiều cao, cấp cành, số đợt lộc tập trung đều cao. Để đảm bảo cho vườn bưởi khi ra hoa có nguồn phấn bổ sung tự nhiên, chủ vườn trồng dặm một số cây bưởi Diễn và ghép cải tạo thí điểm bằng bưởi khác giống.
Kết quả bước đầu khi ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật mới thấy, năng suất bưởi tại Chí Đám đạt 45 - 60 quả/cây, giá trị thu nhập trên 400 triệu đồng/ha; tại Bằng Luân đạt 60 - 80 quả/cây, thu nhập 300 triệu đồng/ha.
Gia đình ông Phùng Đức Nguyên là một trong những hộ tham gia thực hiện mô hình. Ông cho biết: “Năm 2012, gia đình ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc mới, nhờ đó, bưởi ra hoa, đậu quả nhiều hơn, năng suất và thu nhập được cải thiện đáng kể”.
Kết quả thực hiện mô hình đã tạo niềm tin cho người trồng bưởi về khả năng phục hồi và phát triển bền vững vùng bưởi đặc sản huyện Đoan Hùng.
Có thể bạn quan tâm

Để tổ chức kiểm soát tốt dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ, giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi tôm và giảm thiểu tồn dư kháng sinh trong sản phẩm thủy sản, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo tăng cường công tác thú y thủy sản với mục tiêu trong năm 2015 sẽ tập trung phòng, chống bệnh đốm trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp trên nuôi tôm nước lợ.

Bãi biển Kim Sơn những ngày đầu năm 2015 khá trầm lắng. Vụ tôm năm trước, dịch bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy “làm mưa làm gió” vùng thủy sản. Làm ăn thua lỗ, chủ ao, đầm sợ mầm bệnh vẫn luẩn quẩn trong nước nên chẳng mặn mà đầu tư thả tôm giống.

Năm 2014, ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) tỉnh Nghệ An được đánh giá thắng lợi với tất cả các chỉ tiêu đều đạt và vượt: Sản lượng nuôi trồng đạt gần 45.500 tấn, diện tích NTTS đạt trên 23.600 tấn, tổng giá trị sản xuất đạt khoảng 1.950 tỷ đồng. để phát huy tiềm năng lợi thế hơn nữa, ngành xác định cần chú trọng hơn nữa khâu sản xuất, kiểm soát con giống.

Gia đình ông Nguyễn Thành Tâm (xã Vĩnh Thạnh Trung, Châu Phú) có 2 héc-ta ao nuôi cá tra. Bình quân mỗi vụ (thời gian nuôi 6 tháng), ông thu hoạch trên 80 tấn cá. Vậy mà đã hơn 10 năm nay, cuộc sống gia đình ông mỗi ngày một đi xuống, nợ nần chồng chất. Tiền mua thức ăn ở cửa hàng trong xã trên 170 triệu đồng, đến nay vẫn chưa thanh toán được.

Nếu như cách đây khoảng 2 tháng, giá cá lóc nuôi ở mức cao khiến người nuôi tại huyện Vị Thủy (Hậu Giang) phấn khởi thì thời điểm hiện tại giá cá lóc thương phẩm được thu mua tại ao chỉ còn 25.000 - 28.000 đồng/kg tùy kích cỡ. Còn giá bán tại các chợ từ 35.000 - 40.000 đồng/kg, thấp hơn 10.000 đồng/kg so với trước đó.