Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Tài Với Nghề Nuôi Đà Điểu

Phát Tài Với Nghề Nuôi Đà Điểu
Ngày đăng: 12/08/2013

Khác với hầu hết các loài động vật khác, chim đà điểu không những có hình dáng bên ngoài “khổng lồ” mà những quả trứng của nó cũng rất to lớn. Chính điều này đã cuốn hút được nhiều du khách mỗi khi đến tham quan khu vực trại nuôi đà điểu.

Những năm qua, nghề chăn nuôi đà điểu đã phát triển mạnh tại các tỉnh, thành: Đăk Lăk, Đăk Nông, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Lâm Đồng…

Rất nhiều hộ nông dân tham gia nuôi đà điểu đã phát tài, giàu có, trong đó đa số các hộ nuôi theo dạng nhận nuôi gia công cho các doanh nghiệp, một số ít đầu tư lập trang trại nuôi để khai thác, phục vụ trong lĩnh vực dịch vụ du lịch. Một số hộ nuôi với số lượng lớn, thậm chí có hộ nuôi với tổng đàn đà điểu lên tới 500 – 700 con.

Xuất phát từ mong muốn tạo thêm việc làm, thu nhập cho các hộ dân và sau 5 năm tiến hành nuôi khảo nghiệm thành công, năm 2003, Tổng Công ty Khánh Việt đã đầu tư 1 trung tâm giống đà điểu tại Tam Kỳ, Quảng Nam trên diện tích 20ha để sản xuất, cung cấp con giống phục vụ nhu cầu chăn nuôi đà điểu tại các tỉnh từ Bình Định trở ra và đến năm 2004 tiếp tục đầu tư 1 trung tâm giống đà điểu tại xã Ninh Phụng, Ninh Hòa trên diện tích khoảng 25ha để sản xuất, cung cấp con giống cho các tỉnh từ Đăk Lăk, Phú Yên trở vào.

Dưới hình thức đưa cho các hộ dân nuôi gia công, các trung tâm đã có nhiều chính sách hỗ trợ, trong đó bao gồm cung cấp con giống, tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, bao tiêu toàn bộ đà điểu thương phẩm cho các hộ nuôi theo giá thỏa thuận.

Thịt, trứng đà điểu có giá trị dinh dưỡng cao; từ da đà điểu sản xuất ra được nhiều mặt hàng thời trang cao cấp, có giá trị cao như bóp, ví, dây nịt, giày dép,… được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng, thị trường xuất khẩu đang từng bước được phát triển mở rộng tại một số nước ở châu Âu; da đà điểu đã xuất khẩu, thâm nhập vào thị trường Nam Phi, Hàn Quốc.

Theo ông Sơn, đà điểu nuôi dễ, thu nhập cao hơn nuôi gà, bò, heo; thức ăn cho đà điểu chủ yếu các loại cây cỏ, rau, cám, bắp, đậu, khoai, cây nông nghiệp có tinh bột cao, chuồng nuôi xây dựng đơn giản, xung quanh quây bằng lưới B40 cao 1,5m, đường chạy khoảng 40-50m, diện tích ít nhất 20m2/con, bên trong trồng cây có độ che phủ tạo bóng mát cho đà điểu trú ẩn...

Ông Huỳnh Trung Sơn - Giám đốc Trung tâm Giống đà điểu Khatoco Ninh Hòa cho biết: Nuôi đà điểu có nhiều ưu điểm - sinh trưởng phát triển nhanh, sức đề kháng cao, ít có dịch bệnh xảy ra, thịt rất có lợi cho sức khỏe, mang lại lợi ích kinh tế lớn. Mỗi con giống đà điểu được 3 tháng tuổi bán ra với giá hiện tại 2,2 triệu đồng, người nuôi trong thời gian trên 7,5 - 8 tháng tuổi đem lại trọng lượng 95kg – 100 kg/con, ước tính trừ các khoản chi phí mỗi con lãi từ 500.000 đồng – 1 triệu đồng/con.

Mô hình nuôi chim “khổng lồ” của trung Tâm đã được triển khai 9 năm (2004 – 2013), hiện tại trung tâm đã phát triển mở rộng quy mô diện tích nuôi lên đến 80ha tại 3 xã Ninh Phụng, Ninh Thân và Ninh Tây với tổng đàn 15.000 con, trong đó có 850 con giống bố mẹ, hàng năm cung cấp ra thị trường tiêu thụ trên 10.000 bộ da, hàng ngàn quả trứng, hàng trăm tấn thịt đà điểu.

Trong thời gian tới, trung tâm sẽ tiếp tục phát triển con giống, thực hiện bao tiêu sản phẩm và phối hợp với các hộ nông dân để người dân yên tâm hơn với việc nuôi loại chim “khổng lồ” này.


Có thể bạn quan tâm

Bất Thường Ở Vùng Na Bất Thường Ở Vùng Na

Chẳng hiểu do thời tiết hay sâu bệnh mà na Chi Lăng (Lạng Sơn) năm nay ra hoa ít hơn hẳn, thậm chí có diện tích không ra hoa. Bằng biện pháp kỹ thuật, người dân vùng na đã tuốt lá để kích thích cây ra hoa đợt hai, nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao lại có hiện tượng bất thường này?

26/06/2013
Phát Triển “Cánh Đồng Mẫu Lớn” Phát Triển “Cánh Đồng Mẫu Lớn”

Sau 3 năm triển khai thực hiện “Cánh đồng mẫu lớn”, tổng diện tích lúa đạt trên 10.000 héc-ta của trên 6.400 lượt nông dân tham gia. Kỹ sư Châu Ngọc Thi, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Châu Thành (An Giang) tâm đắc: Mô hình liên kết hợp tác sản xuất và tiêu thụ nông sản cho nông dân mang lại hiệu quả kinh tế cao nên diện tích lúa “Cánh đồng mẫu lớn” đang ngày càng mở rộng.

04/06/2013
Từ Phận Nghèo Thành Ông Chủ Từ Phận Nghèo Thành Ông Chủ

Những năm qua, Hội ND và chi nhánh Ngân hàng CSXH Hà Nội đã tích cực phối hợp để hộ nghèo được vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập...

26/06/2013
Thoát Nghèo Từ Nghề Nuôi Ong Thoát Nghèo Từ Nghề Nuôi Ong

Ban đầu chỉ có dăm hội nuôi, sau 8 năm “cắm rễ” ở huyện nghèo Vũ Quang, nghề nuôi ong lấy mật đã thu hút 1.000 hộ nuôi với trên 4.000 đàn. Mỗi năm, các hộ thu về hơn 40 tấn mật và bán ra khoảng 1.000 đàn ong giống, thu hàng tỷ đồng...

04/06/2013
Trang Trại Tổng Hợp Thu Trên 1 Tỷ Đồng/năm Trang Trại Tổng Hợp Thu Trên 1 Tỷ Đồng/năm

Hưởng ứng phong trào xây dựng NTM, ông Lê Văn Bình (thôn Hương Mỹ, Xuân Mỹ, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã đầu tư gần 10 tỷ đồng để xây dựng trang trại tổng hợp, trong đó có mô hình chăn nuôi lợn tập trung. Đến nay, sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, mô hình đã góp phần nâng cao thu nhập trên 1 tỷ đồng.

26/06/2013