Phát sinh 6 ổ dịch cúm gia cầm

Ngày 29/8/2015, dịch bệnh H5N1 phát sinh trên đàn gà 44 ngày tuổi số lượng 1.550 con của một hộ chăn nuôi ở Ấp 9 (xã Mỹ Lộc - Tam Bình);
Ngày 6/9/2015, dịch bệnh H5N1 phát sinh trên đàn vịt 26 ngày tuổi số lượng 1.490 con tại hộ chăn nuôi Tổ 4, ấp Mỹ Thạnh A (xã Mỹ Thuận - Bình Tân);
Ngày 22/9/2015, dịch bệnh H5N1 phát sinh trên đàn vịt số lượng 529 con tại hộ chăn nuôi Tổ 7, ấp Kinh Mới (xã Mỹ Thuận - Bình Tân);
Ngày 27/9/2015, dịch bệnh H5N1 phát sinh trên đàn vịt 58 ngày tuổi số lượng 3.363 con tại 2 hộ chăn nuôi Tổ 4, ấp Mỹ Thạnh A (xã Mỹ Thuận- Bình Tân).
Ngành thú y đã phối hợp với các ngành chức năng, chính quyền địa phương tiến hành khoanh vùng dập dịch và tiêu hủy toàn bộ số gia cầm bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Sáng ngày 16-6, tại Công viên 3 Tháng 2 (thị trấn Long Mỹ), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang phối hợp với UBND huyện Long Mỹ, Vị Thủy và thành phố Vị Thanh tổ chức Lễ thả cá nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2015. Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ban ngành liên quan và đông đảo người dân địa phương đến dự.

Theo thông tin từ các hộ nuôi cua xanh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, hiện nay, giá cua xanh nuôi đìa đang ở mức khá cao. Cua gạch loại 1 khoảng 300.000 đồng/kg, cua gạch loại 2 hơn 200.000 đồng/kg, cua thịt 190.000 đồng/kg. Mức giá này cao hơn thời điểm cuối năm 2014 hơn 40%.

Hiện cá lóc phương phẩm mua tại ao có giá từ 37.000 đến 38.000đ/kg, người nuôi có lợi nhuận khá cao nhưng ít có sản phẩm để bán.

Đến nay, diện tích thả nuôi tôm trên địa bàn huyện Đông Hòa (Phú Yên) chỉ đạt khoảng 50%. Nguyên nhân là do thời tiết bất lợi, bệnh tôm diễn biến phức tạp nên người nuôi không mạnh dạn đầu tư.

Lễ công bố thành công sinh sản nhân tạo cá dìa tại Thừa Thiên Huế vừa được Trường đại học Nông Lâm - Đại học Huế tổ chức ngày 16/6.