Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phất lên nhờ nuôi dế

Phất lên nhờ nuôi dế
Ngày đăng: 09/05/2015

"Dế là loại côn trùng ăn ít, sinh trưởng nhanh, sức đề kháng cao, nuôi ít rủi ro, mang lại thu nhập khá", anh Hoàng Ngọc Khiêm, thôn Tô Trang, xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình), người có 9 năm kinh nghiệm nuôi dế chia sẻ.

Là hộ tiên phong của xã An Mỹ mở mô hình nuôi dế từ năm 2005 và duy trì thành công đến nay, mọi đặc tính cũng như kinh nghiệm nuôi dế, anh Khiêm thuộc như  lòng bàn tay.

Tuy nhiên, để mô hình đi vào ổn định như hiện nay, anh đã phải lặn lội vào Nam, ra Bắc để tìm hiểu kỹ thuật nuôi. Thời gian mới nuôi, con dế cũng khiến anh nhiều phen lao đao.

Anh Khiêm chia sẻ, nhờ nuôi dế mà gia đình anh thoát nghèo. Nhưng muốn thành công, quan trọng nhất là phải nắm vững kỹ thuật nuôi. Nuôi dế rất đơn giản, kĩ thuật chăm sóc không phức tạp. Nuôi không gây mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường như những động vật khác.

Điều thuận lợi trong nuôi dế là yêu cầu diện tích nuôi không lớn, chuồng trại dễ làm. Thùng nuôi dế có thể bằng nhựa, tôn, có nắp đậy và kê cách nền. Nắp đậy khoét một lỗ ở giữa để thông khí và dễ chăm sóc dế hàng ngày.

Khu chuồng nuôi dế cần chú ý phòng tránh kiến, chuột, cóc… Quanh nơi nuôi dế phải có rãnh nước để bảo vệ. Thùng nuôi cần có nắp đậy để tránh chuột và vệ sinh sạch sẽ trước khi cho dế con vào nuôi. Dưới đáy thùng cần để một lớp rơm để dế leo trèo. Khi dế trưởng thành cần chia nhỏ ra các thùng để dế lớn nhanh.

“Thức ăn của dế rất đơn giản, chủ yếu là rau xanh, cỏ tươi, củ sắn, cà rốt, cải ngọt, trái cây, mầm cây… Lượng thức ăn cho dế phụ thuộc vào lứa tuổi. Dế sinh trưởng nhanh, lượng thức ăn ngày càng tăng tùy thuộc vào sức ăn của dế. Thức ăn thừa của dế phải bỏ, không để lại được bữa sau”, anh cho biết.

Dế ít uống nước, nhưng phải thường xuyên có đủ nước sạch và mát cho dế uống tự do. Hàng ngày nước được phun sương quanh thành thùng để dế uống.

Thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 DL dế thường khó nuôi hơn, do chúng không chịu được rét nên thường chỉ nuôi vào mùa hè. Nuôi vào mùa đông phải dùng lò sưởi để dế không bị lạnh. Dế cũng thường mắc các bệnh về đường ruột nên khâu thức ăn, vệ sinh phải được đảm bảo. Còn lại dế sinh sản mạnh, phát triển tốt và ít rủi ro, thời gian nuôi ngắn.

“Mô hình nuôi dế của gia đình anh Khiêm là điểm sáng trong phát triển kinh tế xã An Mỹ, giúp thoát nghèo và mang lại thu nhập cao. Hiện nhiều bà con trong xã đang học hỏi kinh nghiệm của anh”, bà Phạm Thị Nội, Chủ tịch Hội Nông dân xã An Mỹ chia sẻ.

Trong quá trình nuôi, dế trải qua 4 lần lột xác, mỗi lần lột xác dế rất mềm nên thường bị đồng loại cắn, ăn vì vậy cần tạo nhiều không gian sinh sống cho dế trú ẩn. Dế 20 ngày tuổi nuôi với mật độ 150 -200 con/thùng, sau đó chuyển qua nuôi dế thịt thương phẩm khoảng 60 ngày là cho xuất bán.

Dế 60 ngày tuổi là trưởng thành và bắt đầu sinh sản. Để dế đẻ nhiều và dế con khỏe mạnh, cần vệ sinh chuồng nuôi và thiết bị chăn nuôi sạch sẽ, khô ráo, máng thức ăn phải che đậy, tránh nước gây nấm mốc...

Loại côn trùng này rất dễ tiêu thụ, anh Khiêm thường đổ bán cho các nhà hàng, khách sạn, quán ăn với giá từ 200.000 - 250.000 đồng/kg, bán dế non cho người nuôi chim cảnh, cá cảnh, gà chọi là 150.000 đồng/kg.

Nuôi dế ít dịch bệnh, công chăm sóc và chi phí thức ăn thấp mà cho thu nhập khá cao so với nhiều nghề khác. Chỉ cần cho dế ăn sạch, ở sạch và uống sạch thì phần thắng từ nuôi dế sẽ nắm chắc. Vì vậy, thời kì cao điểm gia đình anh nuôi 500 thùng dế, cho thu lãi mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Hiện nay, gia đình anh vẫn duy trì số lượng dế nuôi khá lớn. Vừa bán dế thương phẩm, anh còn bán dế giống cho khắp các tỉnh thành như Hải Dương, Hưng Yên, Sơn La, Lai Châu… Những khách hàng đặt mua dế giống ở tỉnh xa, anh Khiêm gửi theo xe lên và chia sẻ kinh nghiệm, kĩ thuật nuôi rất tận tình, chu đáo.


Có thể bạn quan tâm

Tăng Cường Quản Lý, Sản Xuất Tôm Nước Lợ Các Tháng Cuối Năm 2014 Tăng Cường Quản Lý, Sản Xuất Tôm Nước Lợ Các Tháng Cuối Năm 2014

Ngày 06/9/2014, Tổng cục Thủy sản đã ban hành Công văn số 2367/TCTS-NTTS chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố ven biển về việc tăng cường quản lý, sản xuất tôm nước lợ các tháng cuối năm 2014.

14/10/2014
Đông Giang Giữ Diện Tích Cao Su Ổn Định Đông Giang Giữ Diện Tích Cao Su Ổn Định

Thời gian gần đây, các hộ dân trồng cao su ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ đang chặt cây cao su, bởi giá cao su trên thị trường giảm mạnh. Tuy nhiên, các hộ dân dân vùng cao xã Đông Giang (Hàm Thuận Bắc) vẫn giữ lại cây cao su và định hướng phát triển cây trồng đa mục đích này.

15/10/2014
Xem Xét Bổ Sung Vùng Nuôi Cá Tra Của Công Ty Hùng Cá Vào Quy Hoạch Xem Xét Bổ Sung Vùng Nuôi Cá Tra Của Công Ty Hùng Cá Vào Quy Hoạch

UBND huyện Tân Hồng vừa có văn bản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét bổ sung vùng nuôi cá tra của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hùng Cá vào quy hoạch với tổng diện tích 365.678,8m2, gồm 3 khu nuôi.

15/10/2014
Quản Bạ Thành Lập Các Nhóm Nông Dân Cùng Sở Thích Giúp Nhau Phát Triển Kinh Tế Quản Bạ Thành Lập Các Nhóm Nông Dân Cùng Sở Thích Giúp Nhau Phát Triển Kinh Tế

Tập hợp những người dân, hộ gia đình thành lập các nhóm nông dân cùng sở thích để thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao trình độ, năng lực và tăng thu nhập cho nông dân góp phần sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng Nông thôn mới.

15/10/2014
Trồng Mới 304,51 Ha Cây Cao Su Chịu Lạnh Trồng Mới 304,51 Ha Cây Cao Su Chịu Lạnh

Qua quá trình đưa giống cao su chịu lạnh vào trồng từ năm 2011 đến nay, diện tích cây cao su giống chịu lạnh được trồng mới đang phát triển ổn định. Trước mùa Đông năm 2014, Công ty đang tích cực làm cỏ và thực hiện các biện pháp chăm sóc để bảo vệ cho cây.

15/10/2014