Phất lên nhờ biogas

Bản Mai Quỳnh, xã Mường Bon (huyện Mai Sơn) nhỏ như lòng bàn tay nhưng tập trung tới 36 nóc nhà san sát nhau.
Sở dĩ bản có cái tên đẹp Mai Quỳnh bởi ở đây đa số là các hộ dân di dời từ lòng hồ thủy điện Sơn La thuộc huyện Quỳnh Nhai về từ năm 2006 (ghép chữ Quỳnh trong Quỳnh Nhai với Mai trong Mai Sơn).
Tiếng là dân miền núi nhưng không chỉ bản Mai Quỳnh mà dân Mường Bon nói chung bây giờ chẳng còn mấy rừng, cây ngô đã leo hết lên tận đỉnh đồi.
Muốn có cái đun nấu, dân trong bản chẳng còn cách nào khác là phải đi mua củi, hộ nào kinh tế kém hơn thì phải mua trữ lõi ngô phơi khô.
Giá lõi ngôi phơi khô bây giờ chẳng rẻ chút nào, tới 12 nghìn đồng/bao, đun được vài ngày là hết veo một bao.
Không chấp nhận đun lõi ngô thì phải mua gas, giá gas bây giờ có rẻ đi nữa cũng 350 nghìn đồng/bình, đun chưa được một tháng đã thay bình mới.
Cái sự ở rừng nhưng thiếu củi tại Mai Quỳnh nếu không có dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) triển khai từ đầu năm 2014 thì có lẽ sẽ còn gay go.
Trưởng bản Mai Quỳnh, ông Nùng Văn Tấm dẫn tôi đi một vòng quanh bản, con đường trải bê tông sạch bong, nhớ lại: "Là bản tái định cư, đất nông nghiệp ít nên chăn nuôi là cứu cánh chính cho nồi cơm của chúng tôi.
Trước đây, mỗi hộ dù chỉ nuôi trung bình dưới vài chục con lợn nhưng vấn nạn ô nhiễm rất khốn khổ.
Tất cả chất thải đổ dồn hết xuống rãnh thoát nước của trục đường chính trong bản.
“Sau khi hệ thống biogas đi vào hoạt động, gia đình tôi đã tăng đàn lên, chăn nuôi ngày càng phát triển mà không ô nhiễm”, chị Nhan cho biết dự định.
Chỉ sau gần 2 năm triển khai dự án LCASP, hiệu quả đã nhanh chóng lan rộng, đến nay gần như 100% số hộ chăn nuôi trong bản đã lắp đặt hầm biogas.
Không chỉ vấn đề môi trường được khắc phục, chăn nuôi trong bản theo đó cũng có cơ hội phát triển mạnh.
Dẫn chúng tôi thăm dãy chuồng lợn sạch bong, mát rượi cứ như có thể kê giường mà ngủ, chị Lò Thị Nhan (bản Mai Quỳnh) không giấu được phấn khởi cho biết, gia đình mới xuất chuồng hơn 40 đầu lợn thịt, lãi trên 40 triệu đồng.
Theo chị Nhan, vài năm gần đây, tình hình dịch bệnh khá yên ắng, giá lợn lại luôn ổn định, hiện đang ở mức 46 nghìn đồng/kg, mỗi đầu lợn xuất chuồng lãi dễ dàng trên 1 triệu đồng.
Chăn nuôi có lãi khá, nhưng rất cực vì ô nhiễm.
Trước đây khi chưa có hệ thống hầm biogas xử lí chất thải, mỗi gia đình trong bản chỉ dám nuôi hơn chục con lợn là cùng, bởi chẳng biết xử lý ô nhiễm ra sao.
Tuy nhiên từ năm 2014 đến nay, nhờ dự án LCASP, không chỉ gia đình chị Nhan mà hầu hết các hộ dân trong bản đã có thể tăng đàn nuôi lên gấp đôi trước đây.
Có thể bạn quan tâm

Trong vài năm gần đây, nhiều nông dân ở Khánh Hòa đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng truyền thống sang trồng giống xoài R2E2 (còn gọi là xoài Úc), nhờ đó có thu nhập tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Từ đầu năm 2011 đến nay, tỉnh Cà Mau đã đề xuất, ban hành nhiều giải pháp nhằm phát triển, nâng cao năng suất, sản lượng tôm nuôi, đề ra các biện pháp về công tác quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản, vùng nuôi tôm thâm canh, nuôi tôm kết hợp trồng lúa, nuôi tôm sinh thái, quy hoạch nuôi tôm gắn với bảo vệ môi trường

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, không chỉ ở các tỉnh ĐBSCL mà tình trạng tôm chết hàng loạt bởi hoại tử gan tụy cũng đã xuất hiện tại một số tỉnh ven biển miền Trung và miền Bắc như Hải Phòng, Nghệ An và Phú Yên.

Mô hình nuôi cá sặc rằn dễ áp dụng, ít tốn kém chi phí, đầu ra ổn định và cho thu nhập cao. Hiện mô hình này đang được người dân xã Mỹ Trà nhân rộng, trong đó có hộ ông Đào Duy Linh (ấp 1, xã Mỹ Trà, thành phố Cao Lãnh - Đồng Tháp).

Thời gian gần đây, giá các loại mặt hàng nông sản liên tục giảm đã làm cho nhiều nông dân lo lắng. Họ lo lắng vì vừa thua lỗ trong sản xuất, kinh doanh, vừa bị tồn kho sản phẩm. Hàng hóa làm ra nhiều, giá rẻ nhưng vẫn không bán được và không biết đến bao giờ tình trạng này mới