Phát huy tiềm năng vườn cây ăn quả ở Gò Công Tây

Là huyện nằm trong vùng ngọt hóa Gò Công, Gò Công Tây đang tích cực phát huy hiệu quả mạng lưới kênh rạch dẫn ngọt, rửa phèn, cải tạo đất đai, phục vụ sản xuất của hệ thống để phục vụ mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, giúp nông dân khai thác tốt lợi thế lao động, đất đai ổn định cuộc sống.
Ngoài dừa là cây trồng truyền thống phù hợp thổ nhưỡng vùng đất nhiễm mặn ven biển trong đó có Gò Công Tây, địa phương còn tích cực khuyến nông chuyển đổi sản xuất, khuyến khích nông dân cải tạo đất đai, lập vườn trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế ở những nơi có điều kiện thuận lợi, tiến tới hình thành những vùng chuyên canh tạo ra nguồn nông sản hàng hóa dồi dào và có giá trị kinh tế đáp ứng nhu cầu thị trường.
Đáng chú ý, huyện Gò Công Tây đang triển khai có kết quả dự án xen canh ca cao trong vườn dừa ở các xã trọng điểm: Vĩnh Hựu, Thạnh Nhựt, Vĩnh Bình, Long Vĩnh, Thạnh Trị trên diện tích trên 230 ha.
Hàng năm, bà con thu hoạch đạt sản lượng trên 800 tấn quả ca cao, góp phần giúp nông dân vùng trồng dừa tăng thu nhập gấp đôi so với trước đây.
Riêng thanh long cũng là cây trồng mới cho triển vọng kinh tế khá.
Hiện nay, diện tích thanh long toàn huyện đạt gần 200 ha, cho sản lượng hàng năm khoảng 25.000 tấn đáp ứng tiêu dùng và xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Đề tài nhằm xác định thực trạng sử dụng kháng sinh hiện đang dùng điều trị bệnh ở tôm hùm nuôi lồng bè; xác định hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn ngoại bào thường gặp trên tôm hùm bị bệnh làm cơ sở để đề xuất giải pháp phòng, trị bệnh thân đỏ do vi khuẩn Vibrio alginolyticus và bệnh sữa do vi khuẩn Ricketsialike gây ra trên tôm hùm nuôi lồng bè tại tỉnh Phú Yên một cách hiệu quả.

Đến hết tháng 10, sản lượng khai thác thủy sản toàn tỉnh Khánh Hòa đạt 72.380 tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, sản lượng khai thác chủ yếu là cá, với gần 62.000 tấn, tăng 4,27% so với cùng kỳ năm trước.

Đại diện Công ty TNHH Hải Nam cho biết, những năm qua, từ nguồn điệp quạt, công ty sản xuất, chế biến thành những sản phẩm xuất khẩu. Bây giờ, điệp quạt cạn kiệt, công ty có trách nhiệm hỗ trợ địa phương kinh phí xây dựng vùng nuôi điệp quạt tập trung. Qua việc tái tạo và bảo vệ nguồn lợi điệp quạt này, người dân có thêm thu nhập, công ty có vùng nguyên liệu ổn định để thực hiện các đơn hàng. Hơn thế, với vùng nuôi tập trung, có người quản lý, theo dõi... điệp quạt sau khi khai thác, chế biến sẽ bảo đảm sạch, đáp ứng các yếu tố cho việc xây dựng thành công chương trình chứng nhận MSC cũng như truy được xuất xứ nguồn gốc loài điệp quạt. Từ đó, giá trị con điệp quạt được nâng lên, không chỉ bán được giá cao mà cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ cũng nhiều.

Tình trạng khai thác thủy sản hủy diệt, làm cho nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt. Các khu bảo vệ thủy sản (BVTS) ở đầm phá được thành lập, ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản của cộng đồng ngư dân được nâng cao.

Sáng 8-11, Ban Quản lý Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp Gia Lai đã tổ chức tổng kết Liên minh sản xuất mật ong bền vững Ia Grai.