Phát huy tiềm năng vườn cây ăn quả ở Gò Công Tây

Là huyện nằm trong vùng ngọt hóa Gò Công, Gò Công Tây đang tích cực phát huy hiệu quả mạng lưới kênh rạch dẫn ngọt, rửa phèn, cải tạo đất đai, phục vụ sản xuất của hệ thống để phục vụ mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, giúp nông dân khai thác tốt lợi thế lao động, đất đai ổn định cuộc sống.
Ngoài dừa là cây trồng truyền thống phù hợp thổ nhưỡng vùng đất nhiễm mặn ven biển trong đó có Gò Công Tây, địa phương còn tích cực khuyến nông chuyển đổi sản xuất, khuyến khích nông dân cải tạo đất đai, lập vườn trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế ở những nơi có điều kiện thuận lợi, tiến tới hình thành những vùng chuyên canh tạo ra nguồn nông sản hàng hóa dồi dào và có giá trị kinh tế đáp ứng nhu cầu thị trường.
Đáng chú ý, huyện Gò Công Tây đang triển khai có kết quả dự án xen canh ca cao trong vườn dừa ở các xã trọng điểm: Vĩnh Hựu, Thạnh Nhựt, Vĩnh Bình, Long Vĩnh, Thạnh Trị trên diện tích trên 230 ha.
Hàng năm, bà con thu hoạch đạt sản lượng trên 800 tấn quả ca cao, góp phần giúp nông dân vùng trồng dừa tăng thu nhập gấp đôi so với trước đây.
Riêng thanh long cũng là cây trồng mới cho triển vọng kinh tế khá.
Hiện nay, diện tích thanh long toàn huyện đạt gần 200 ha, cho sản lượng hàng năm khoảng 25.000 tấn đáp ứng tiêu dùng và xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 10/4/2013, Trưởng Trạm Thủy sản huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã đi kiểm tra tiến độ thả nuôi tôm càng xanh năm 2013. Đến nay đã có 18 hộ nông dân ở xã Phú Thọ, Phú Thành B, An Long và thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông thả nuôi được trên 90 ha tôm càng xanh. Diện tích tôm giống thả nuôi đạt từ 10 ngày đến trên 75 ngày, đàn tôm đang phát triển tốt, chưa thấy dấu hiệu bị bệnh.

Xã Vĩnh Thủy (Vĩnh Linh, Quảng Trị) có 1.400 hộ chăn nuôi, hình thức chăn nuôi của người dân ở đây chủ yếu là gia trại, chăn nuôi ngay trong khu dân cư nên vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi là rất đáng quan tâm

Theo Sở NN - PTNT Bình Định, hiện nay, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đã thả nuôi trên 1.560 ha mặt nước nuôi tôm, chiếm 71% diện tích tôm nuôi toàn tỉnh. Trong đó, TP Quy Nhơn đã thả nuôi 150,2 ha, Tuy Phước 859,8 ha; Phù Cát 76 ha; Phù Mỹ 424,2 ha và Hoài Nhơn 50,3ha.

Diện tích nuôi thả, năng suất và sản lượng tăng đáng kể, vượt các mục tiêu đề ra là kết quả nổi bật trong sản xuất thuỷ sản những năm gần đây. Nhờ đó, Bắc Giang trở thành tỉnh dẫn đầu khu vực miền núi phía Bắc trong lĩnh vực này.

Do thu hoạch vụ lúa Đông xuân trễ hơn các địa phương khác nên từ đầu vụ đến nay trên địa bàn huyện Long Mỹ (Hậu Giang), vịt đàn từ các nơi chạy đồng về đây rất lớn. Nếu tính từ khi bắt đầu thu hoạch lúa đến nay, trên địa bàn huyện có 44 đàn vịt với tổng số 57.625 con, trong đó vịt từ các huyện trong tỉnh Hậu Giang đến là 5 đàn với số lượng 6.740 con, vịt chạy đồng từ tỉnh khác đến có 14 đàn với số lượng 18.560 con.