Phát huy mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo VietGAP

Dự hội thảo có ông Nguyễn Huy Điền - Phó Tổng Cục thủy sản (Bộ NN & PTNT), đại diện Trung tâm khuyến nông Quốc gia và Khuyến nông 9 tỉnh ven biển phía bắc từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế.
Về phía tỉnh Nghệ An có đại diện Sở NN & PTNT và các hộ nuôi tôm tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.
Các đại biểu tham dự hội thảo.
Các đại biểu tham gia hội thảo cung cấp thông tin một số kết quả trong công tác nuôi trồng thủy sản, ý nghĩa của việc chuyển đổi sang mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng theo quy trình VietGAP trên quy mô toàn quốc.
Từ thực tiễn chỉ đạo, đại diện Khuyến nông các tỉnh báo cáo kết quả nuôi tôm thẻ chân trắng tại địa phương mình, một số mô hình thực tiễn đã thành công để Tổng cục Thủy sản sớm kiểm tra, thẩm định và đưa vào tài liệu hướng dẫn quy trình kỹ thuật; các kinh nghiệm, bài học thành công cũng như khó khăn từ thực tế nuôi tại các địa phương để bổ sung những phương thức nuôi trồng hiệu quả….
Đại diện Vụ nuôi trồng thủy sản giới thiệu quá trình hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi VietGAP.
Tỉnh Nghệ An có 2 tham luận do Sở NN & PTNT và Trung tâm khuyến nông tỉnh trình bày.
Ngoài việc điểm lại kết quả nuôi tôm mặn lợ 9 tháng đầu năm 2015, tình hình triển khai áp dụng VietGAP trên địa bàn và những kết quả, kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP qua các mô hình thí điểm tại Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu) và Hưng Hòa (TP Vinh).
Thu hoạch tôm nuôi.
Tham luận của các tỉnh khẳng định:
Quy trình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo VietGAP là xu thế tất yếu.
Mặc dù quy trình khiến người nuôi vất vả hơn nhưng an toàn, hiệu quả và góp phần bảo vệ môi trường bền vững.
Đại diện Tổng cục Thủy sản cũng cho biết, Bộ NN&PTNT đang xây dựng quy định hướng dẫn kỹ thuật về ứng dụng các sản phẩm hỗn hợp được dùng làm thức ăn chăn nuôi, danh mục các sản phẩm hỗ trợ cũng như hóa chất dùng để xử lý môi trường để vừa quản lý được việc cung ứng, sử dụng trên thị trường, vừa bảo vệ môi trường nuôi bền vững hơn.
Có thể bạn quan tâm

Kết quả thí nghiệm cho thấy: 15 con heo dùng nuôi trong thí nghiệm đều tăng trọng tốt. Heo nuôi ở chuồng có hầm ủ biogas tăng trọng cao nhất (108,6 kg/con) kế đến là đối chứng (99 kg/con), thấp nhất là heo nuôi trên đệm lót sinh thái (97,1 kg/con). Khử mùi khí NH3 và H2S tốt nhất thuộc về nghiệm thức nuôi bằng đệm lót sinh thái, khả năng phòng bệnh ở mô hình nuôi trên đệm lót sinh thái cũng tốt, heo không bị bệnh và cho hiệu quả kinh tế, kế đến là biogas và đối chứng - anh Phong phấn khởi.

Nuôi ong quy mô hộ gia đình là nghề truyền thống ở tỉnh Thanh Hóa. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 3.100 hộ với 15.582 đàn ong nuôi đang được đánh giá cao về hiệu quả kinh tế.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II đưa ra lời cảnh báo nguy cơ dịch bệnh từ con số thiệt hại 30% ở vụ nuôi 2013 và khuyến cáo người nuôi chỉ nên nuôi với mật độ thưa, chọn con giống tốt, sạch bệnh, nuôi an toàn sinh học và nên có thời gian cho đất nghỉ ngơi để cắt mầm bệnh. Theo Trung tâm Thú y vùng VII, việc công bố kết quả tìm ra tác nhân gây hội chứng EMS chỉ mới là bước đầu. Các nghiên cứu tiếp theo để tìm ra cơ chế gây bệnh, giải pháp phòng trị vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu. Hy vọng đến cuối năm nay sẽ có kết quả tốt.

Hành Tín Đông (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi) là một trong những xã có tỷ lệ đàn bò lai lớn nhất tỉnh, với 75% so với tổng đàn. Nuôi bò lai sinh sản đã có lãi, một số hộ còn chuyển sang nuôi bò lai vỗ béo nên thu nhập càng cao.

sinh thực phẩm. Vấn đề hiện nay là cần sự hỗ trợ đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm tạo sự đồng bộ và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Mặc dù đã có tiếng tăm về uy tín, chất lượng sản phẩm nhưng cá khô của làng nghề vẫn chưa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu hoặc vào hệ thống các siêu thị.