Phát Hiện Xác Vịt Vứt Bừa Bãi Trên Kênh

Theo phản ánh của người dân, từ trước Tết Giáp Ngọ 2014, trên tuyến kênh TN17 thuộc địa bàn huyện Châu Thành (Tây Ninh), đoạn từ K7 đến K10+300 qua các xã Thái Bình, An Bình và Thanh Điền xuất hiện nhiều bao tải chứa vịt chết bị vứt xuống dòng kênh.
Một người dân địa phương cho biết, từ hôm 31.1 đến nay, mỗi ngày có từ 10 đến 15 bao tải nhỏ chứa khoảng 15 con vịt chết trong mỗi bao bị vứt bừa bãi xuống kênh TN17. Xác vịt chết trôi trắng mặt kênh, bốc mùi hôi thối cả đoạn kênh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh.
Hôm 6.2, Công ty TNHH MTV khai thác thuỷ lợi Tây Ninh đã có công văn gửi UBND huyện Châu Thành và các xã An Bình, Thái Bình, Thanh Điền đề nghị có biện pháp xử lý số vịt chết thả trôi kênh. Chiều cùng ngày, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm huyện Châu Thành do ông Đặng Thanh Hải- Chủ tịch UBND huyện, kiêm trưởng ban chỉ đạo đã chủ trì cuộc họp, nhằm tìm hướng giải quyết vấn đề trên.
Tại cuộc họp, do các xã vẫn chưa thể khẳng định số vịt chết thả kênh xuất phát từ địa phương nào, Chủ tịch UBND huyện đã chỉ đạo các xã có đoạn kênh đi qua địa phận xã ngăn lưới trên các tuyến kênh do địa phương phụ trách, nhằm khoanh vùng khu vực có dịch; trước đó, các địa phương phải tiến hành vớt số vịt chết dưới kênh đem đi tiêu huỷ.
Cùng ngày, phía Trung tâm Y tế huyện Châu Thành cho biết, trung tâm vừa cử cán bộ đến ấp Hoà Bình, xã Hoà Hội để phun thuốc khử trùng tại một ổ dịch cúm vừa phát hiện.
Ngày 5.2, đàn vịt hơn 1.000 con của ông Cao Văn Hải (ấp Hoà Bình, xã Hoà Hội) xuất hiện các triệu chứng nhiễm cúm. Chỉ trong một ngày, gần 500 con vịt của ông Hải đã chết. Sau khi tiêu huỷ số vịt chết, ông Hải báo ngành chức năng. Chiều 6.2, Chi cục Thú y tỉnh đã tiến hành tiêu huỷ 600 con vịt bệnh còn lại.
Trước đó, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện hai ổ dịch cúm gia cầm ở ấp Bố Lớn, xã Hoà Hội, huyện Châu Thành và xã An Thạnh, huyện Bến Cầu.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, ngoài một số xã Chiềng Hắc, Đông Sang, Mường Sang ở Mộc Châu; nông dân xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn cũng đang tiến hành trồng cà chua trái vụ bằng phương thức gieo hạt truyền thống. Nhưng để sản xuất cà chua trái vụ, các hộ nông dân gặp khó khăn trong việc xử lý bệnh héo xanh làm giảm năng suất.

Tính đến tháng 7/2013, toàn tỉnh có 42.552 ha cao su, nhiều nhất ở Tánh Linh, Đức Linh, Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân… Hầu hết diện tích cao su đều sinh trưởng tốt, năng suất cao su năm 2012 bình quân đạt 15,08 tạ/ha, tăng gần 3 tạ/ha so với năm 2005.

1.000 đồng là mức giá người mua phải trả cho 1 con tôm thẻ chân trắng (loại 100 con/kg) tại Cà Mau, ở thời điểm này. Tính theo ký, mỗi kg tôm loại 70 con/kg cũng chỉ còn 120.000 đồng. So với trước, mức này giảm 15.000 - 20.000 đồng/kg. Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở Bạc Liêu.

Nhằm giúp bà con phát triển mô hình trồng nấm tại nhà, từ đầu năm 2014 đến nay, Trung tâm Nấm (thuộc Công ty Cổ phần Giống nông nghiệp Điện Biên) đã tổ chức hơn 50 buổi tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại nấm ăn, nấm thương phẩm cho bà con các huyện: Mường Nhé, Mường Chà, Mường Ảng, Điện Biên và thị xã Mường Lay, với hơn 1.500 lượt người tham gia.

Dám nghĩ dám làm, quyết tâm không để cái đói, cái nghèo đeo bám, anh Lò Văn Soạn, bản Chiềng Nưa 1, xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ luôn đi đầu trong sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt; đồng thời hướng dẫn người dân trong bản mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước vươn lên xóa đói giảm nghèo...