Phát hiện tim lợn mốc xanh được bán công khai ngoài chợ

Thông tin từ Đội 4, Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an thành phố Hà Nội vừa cho hay: Vào rạng sáng nay, cơ quan này đã phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra các hộ chuyên kinh doanh thực phẩm đông lạnh nhập khẩu tại chợ Phùng Khoang, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Trước đó, từ nguồn tin trinh sát, cảnh sát đã phát hiện tại khu vực này các hộ kinh doanh thường xuyên nhập nội tạng đông lạnh không rõ nguồn gốc rồi bảo quản dài ngày trước khi bán ra thị trường.
Các hộ kinh doanh này sử dụng kho đông lạnh rất sơ sài tại góc chợ để bảo quản thực phẩm.
Khi tiến hành kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện 3 hộ kinh doanh đang bán các sản phẩm tim lợn nhập khẩu.
Vào thời điểm trên, các hộ không xuất trình được hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Trong khi đó, các sản phẩm tim lợn đều đã chuyển màu đen, có mốc xanh.
Theo nhận định của cảnh sát, các sản phẩm này đã có dấu hiệu cấp đông trở lại và không đủ an toàn thực phẩm.
Các chủ các hộ kinh doanh này khai nhận đã bán loại tim lợn đã đông lạnh nhập khẩu này cho người tiêu dùng với giá 35.000–50.000 đồng/kg.
Thanh tra Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính 3 hộ kinh doanh trên, đồng thời tịch thu 100kg tim lợn đông lạnh và giao cho lực lượng thú y quận Nam Từ Liêm tiến hành tiêu hủy.
Có thể bạn quan tâm

Hội thảo “Ðẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm” do UBND tỉnh Đồng Nai phối hợp với Tham tán thương mại Việt Nam tại các nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản,... tổ chức đã chia sẻ những cơ hội, thách thức khi đưa hàng hóa xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng này.

Các doanh nghiệp thủy sản cho biết, việc đưa sản phẩm vào các siêu thị, nhất là siêu thị ngoại đang ngày càng khó khăn bởi cứ mỗi năm lại xuất hiện thêm một vài khoản chiết khấu “trời ơi” mới với những cái tên nghe rất “mỹ miều” từ “trên trời rơi xuống”.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP),Thái Lan đang là thị trường tiêu thụ cá tra lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam tại ASEAN.

Vì sao “hạt ngọc” Việt rơi vào tình cảnh “3 không”- không thuần loại, không truy xuất được nguồn gốc, không thương hiệu?

Tổng giá trị xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2015 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ước đạt 1.237,819 triệu USD, bằng 107,6% so với kế hoạch năm, về đích trước 2 tháng. Đó là những tín hiệu vui đối với kinh tế Thanh Hóa.