Phát hiện tim lợn mốc xanh được bán công khai ngoài chợ

Thông tin từ Đội 4, Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an thành phố Hà Nội vừa cho hay: Vào rạng sáng nay, cơ quan này đã phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra các hộ chuyên kinh doanh thực phẩm đông lạnh nhập khẩu tại chợ Phùng Khoang, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Trước đó, từ nguồn tin trinh sát, cảnh sát đã phát hiện tại khu vực này các hộ kinh doanh thường xuyên nhập nội tạng đông lạnh không rõ nguồn gốc rồi bảo quản dài ngày trước khi bán ra thị trường.
Các hộ kinh doanh này sử dụng kho đông lạnh rất sơ sài tại góc chợ để bảo quản thực phẩm.
Khi tiến hành kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện 3 hộ kinh doanh đang bán các sản phẩm tim lợn nhập khẩu.
Vào thời điểm trên, các hộ không xuất trình được hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Trong khi đó, các sản phẩm tim lợn đều đã chuyển màu đen, có mốc xanh.
Theo nhận định của cảnh sát, các sản phẩm này đã có dấu hiệu cấp đông trở lại và không đủ an toàn thực phẩm.
Các chủ các hộ kinh doanh này khai nhận đã bán loại tim lợn đã đông lạnh nhập khẩu này cho người tiêu dùng với giá 35.000–50.000 đồng/kg.
Thanh tra Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính 3 hộ kinh doanh trên, đồng thời tịch thu 100kg tim lợn đông lạnh và giao cho lực lượng thú y quận Nam Từ Liêm tiến hành tiêu hủy.
Có thể bạn quan tâm

Bên lề diễn đàn lần thứ hai về phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam - cơ hội, thách thức và giải pháp - do Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT và Đại sứ quán Hà Lan tổ chức tại TPHCM ngày 28-11, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã trao đổi với ông Ngyễn Văn Hòa, Cục phó Cục Trồng trọt - phụ trách phát triển ca cao, xung quanh vấn đề này.

Năm 2013, huyện Can Lộc đã huy động 125 tỷ đồng đầu tư cho xây dựng NTM; xây dựng được 33 mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả (11 mô hình dự kiến có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm).

Với địa hình miền núi, huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) có lợi thế để phát triển kinh tế vườn đồi kết hợp. Đây là mô hình triển vọng và phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương, nên mang lại lợi ích lớn.

Ngày 27/11/2013, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) phối hợp Trạm Khuyến nông huyện tổ chức tổng kết mô hình công nghệ sinh thái quản lý rầy nâu và bệnh virus trên lúa tại ấp Bình Quới, xã Bình Phục Nhứt.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê, nguyên nhân giá tiêu tăng cao trong những ngày qua là do sản lượng hồ tiêu trong năm 2013 của cả nước đạt thấp. Tại vùng chuyên canh hồ tiêu Chư Sê, Chư Pưh (tỉnh Gia Lai), năng suất của niên vụ 2013 chỉ đạt 37,7 tạ/ha, giảm gần 30% so với năng suất niên vụ 2012.