Phát hiện tim lợn mốc xanh được bán công khai ngoài chợ

Thông tin từ Đội 4, Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an thành phố Hà Nội vừa cho hay: Vào rạng sáng nay, cơ quan này đã phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra các hộ chuyên kinh doanh thực phẩm đông lạnh nhập khẩu tại chợ Phùng Khoang, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Trước đó, từ nguồn tin trinh sát, cảnh sát đã phát hiện tại khu vực này các hộ kinh doanh thường xuyên nhập nội tạng đông lạnh không rõ nguồn gốc rồi bảo quản dài ngày trước khi bán ra thị trường.
Các hộ kinh doanh này sử dụng kho đông lạnh rất sơ sài tại góc chợ để bảo quản thực phẩm.
Khi tiến hành kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện 3 hộ kinh doanh đang bán các sản phẩm tim lợn nhập khẩu.
Vào thời điểm trên, các hộ không xuất trình được hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Trong khi đó, các sản phẩm tim lợn đều đã chuyển màu đen, có mốc xanh.
Theo nhận định của cảnh sát, các sản phẩm này đã có dấu hiệu cấp đông trở lại và không đủ an toàn thực phẩm.
Các chủ các hộ kinh doanh này khai nhận đã bán loại tim lợn đã đông lạnh nhập khẩu này cho người tiêu dùng với giá 35.000–50.000 đồng/kg.
Thanh tra Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính 3 hộ kinh doanh trên, đồng thời tịch thu 100kg tim lợn đông lạnh và giao cho lực lượng thú y quận Nam Từ Liêm tiến hành tiêu hủy.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 30-3, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho biết, cùng ngày, Ban Giám đốc điều hành Nhóm WB đã phê duyệt một khoản viện trợ bổ sung trị giá 6,5 triệu USD cho dự án Phát triển bền vững các nguồn tài nguyên ven biển nhằm hỗ trợ quản lý bền vững nghề cá ven bờ của Việt Nam.

Anh Võ Văn Bé là một trong những hộ đầu tiên ở ấp Ninh Lợi (xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân - Bạc Liêu) đưa giống chim bồ câu Pháp về nuôi. Hiện anh nuôi trên 120 cặp chim.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, hiện tượng nghêu chết đồng loạt thời gian qua nay đã giảm đáng kể, chỉ còn xảy ra rải rác ở một vài hợp tác xã (HTX), chiếm tỷ lệ chỉ từ 3 - 4%. Tổng diện tích thiệt hại tại các HTX đến nay khoảng 290 ha, sản lượng thiệt hại 275 tấn, chủ yếu là nghêu thịt kích cỡ từ 30 - 90 con/kg.

Chỉ mới bắt đầu nhen nhóm từ đầu năm 2010, nhưng mô hình nuôi cá sấu thịt đã giúp nhiều người dân xã Phú Điền, huyện Tân Phú (Long An) đổi đời…

Nghề nuôi lươn đã phát triển từ những năm 90 của thế kỷ trước nhưng các hộ nuôi ở An Giang cũng như miền Tây vẫn phải sử dụng con giống khai thác ngoài tự nhiên để nuôi. Từ tận dụng đất quanh nhà ở nông thôn mà nhiều hộ vốn dĩ rất nghèo cũng đã vươn lên làm giàu và những người có mức sống trung bình lại có thêm thu nhập. Điệp khúc “thả lươn vào nuôi là chết” đeo đẳng những hộ nuôi lươn khiến cho nhiều người bỏ cuộc...