Phát hiện tim lợn mốc xanh được bán công khai ngoài chợ

Thông tin từ Đội 4, Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an thành phố Hà Nội vừa cho hay: Vào rạng sáng nay, cơ quan này đã phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra các hộ chuyên kinh doanh thực phẩm đông lạnh nhập khẩu tại chợ Phùng Khoang, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Trước đó, từ nguồn tin trinh sát, cảnh sát đã phát hiện tại khu vực này các hộ kinh doanh thường xuyên nhập nội tạng đông lạnh không rõ nguồn gốc rồi bảo quản dài ngày trước khi bán ra thị trường.
Các hộ kinh doanh này sử dụng kho đông lạnh rất sơ sài tại góc chợ để bảo quản thực phẩm.
Khi tiến hành kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện 3 hộ kinh doanh đang bán các sản phẩm tim lợn nhập khẩu.
Vào thời điểm trên, các hộ không xuất trình được hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Trong khi đó, các sản phẩm tim lợn đều đã chuyển màu đen, có mốc xanh.
Theo nhận định của cảnh sát, các sản phẩm này đã có dấu hiệu cấp đông trở lại và không đủ an toàn thực phẩm.
Các chủ các hộ kinh doanh này khai nhận đã bán loại tim lợn đã đông lạnh nhập khẩu này cho người tiêu dùng với giá 35.000–50.000 đồng/kg.
Thanh tra Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính 3 hộ kinh doanh trên, đồng thời tịch thu 100kg tim lợn đông lạnh và giao cho lực lượng thú y quận Nam Từ Liêm tiến hành tiêu hủy.
Có thể bạn quan tâm
Trong khi nhà vườn trồng nhãn da bò khu vực ĐBSCL đang đau đầu với dịch bệnh chổi rồng thì tại vườn của ông Tô Văn Bảy (Bảy Tô, 56 tuổi, ngụ ấp An Thạnh, xã An Bình - Long Hồ - Vĩnh Long) có 2 cây nhãn da bò không nhiễm bệnh và đang tươi tốt.

Từ đầu năm đến nay, UBND huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) đã chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với chính quyền địa phương tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu trên cây thanh long và hướng dẫn tiêu hủy cành, trái bị bệnh bằng chế phẩm sinh học BIO-ADB để làm phân bón.

Tổ hợp tác (THT) quýt đường Vĩnh Thới, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đã thành lập và đi vào hoạt động được 2 năm với những người cùng chung ý tưởng muốn nâng cao giá trị mặt hàng quýt đường bằng việc xây dựng quy trình sản xuất GlobalGAP.

Vào thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đang bước vào mùa thu hoạch rộ khóm chính vụ. Điều phấn khởi của bà con trong lúc này là giá khóm đang tăng gần 1.000 đồng/trái so với thời điểm đầu tháng 3 và tăng khoảng 1.500 đồng/trái so với cùng kỳ năm rồi.
Nhờ bao trái nên màu sắc xoài tứ quý của ông Trần Văn Trung có màu vàng bắt mắt, được nhiều nơi đến tìm hiểu và thu mua.