Phát hiện thêm nhiều gương nông dân xuất sắc toàn diện

Qua các mô hình sản xuất, kinh doanh, việc làm của những “Nông dân Việt Nam xuất sắc”gợi mở nhiều vấn đề trong chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn..”,
Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN, Trưởng Ban tổ chức Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam Nguyễn Hồng Lý khẳng định như vậy khi trao đổi với Trang Trại Việt về hoạt động bình chọn và trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc”.
Bà Nguyễn Hồng Lý, Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN.
Với tư cách là Trưởng Ban tổ chức, Phó Chủ tịch có thể chia sẻ về những đổi mới phù hợp của Chương trình bình chọn và trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc”?
- Năm 2013, chương trình bình chọn và trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” lần đầu tiên được Hội NDVN chủ trì tổ chức nhân dịp kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Hội NDVN (14.10.1930-14.10.2013).
Đích thân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến dự và trao danh hiệu cho 62 ND xuất sắc lần đầu tiên.
Chương trình đã tổ chức thành công và nhận được những ý kiến đánh giá tốt.
Trong 2 năm 2014 và 2015, chương trình có nhiều đổi mới.
Ban tổ chức chương trình đã bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện và sớm công bố rộng rãi thể lệ bình chọn danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc”.
Trong đó, Cuộc thi viết “Tự hào Nông dân Việt Nam” trên báo Nông thôn Ngày nay đã giúp phát hiện, bổ sung làm đa dạng nguồn thông tin, dữ liệu để việc bình chọn người xứng đáng nhận danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” hàng năm…
Nước ta có tới 11 triệu hộ nông dân và 24 triệu người đang lao động trong nông nghiệp và trong những năm gần đây, đã xuất hiện ngày càng nhiều nông dân làm ăn giỏi trở thành những tỷ phú.
Vậy làm thế nào để Ban tổ chức có thể phát hiện và lựa chọn những “ứng viên” sáng giá nhất và tiêu chuẩn để được trao danh hiệu ND xuất sắc là gì, thưa bà?
- Nếu như năm 2013 chỉ có 62/63 Hội ND tỉnh, thành phố gửi hồ sơ đề cử tham gia chương trình thì năm 2014, 2015 tất cả các địa phương đều gửi hồ sơ đề cử.
Các ứng viên được đề cử đều đáp ứng được các tiêu chí, tiêu chuẩn và có cơ cấu hợp lý giữa 4 lĩnh vực sản xuất kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp; xây dựng NTM; có sáng kiến, giải pháp khoa học kỹ thuật; có thành tích xuất sắc trong bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Số lượng ứng viên là ND có thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm đa số.
Điều này cũng dễ hiểu, bởi trong những năm qua, “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” vẫn là 1 trong những phong trào thi đua sôi nổi, thiết thực nhất do Hội NDVN phát động và duy trì…
Phó Chủ tịch có đánh giá như thế nào về các ứng viên “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm” trong 3 năm 2013-2015 là những hội viên đạt danh hiệu ND SXKD giỏi?
- Mặc dù sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp với khá nhiều rủi ro trong đó đáng kể là thiên tai, dịch bệnh và rủi ro thị trường nhưng qua các ứng viên là hội viên đạt danh hiệu ND SXKD giỏi cho thấy sức lao động bền bỉ, sự cần cù, chịu khó của người ND.
Những mô hình sản xuất, những sản phẩm họ làm ra là những thế mạnh nông nghiệp của các vùng, miền, địa phương trong cả nước.
Nhiều người trong quá trình lao động, sản xuất đã tìm tòi, sáng tạo ra những sáng kiến, giải pháp khoa học kỹ thuật.
Phạm Năng Thành (phải), huyện Khoái Châu (Hưng Yên)-Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2014 với mô hình trồng chuối tiêu hồng.
Những hộ ND SXKD giỏi không chỉ lao động, sản xuất vì mục đích thoát nghèo, vươn lên làm giàu cho gia đình mà còn nghĩa tình giúp đỡ bà con hàng xóm.
Xét toàn thể 19 tiêu chí trong cuộc vận động xây dựng NTM hiện nay thì những “Nông dân Việt Nam xuất sắc” chính là những người có đóng góp đáng kể ở địa phương.
Phải chăng, qua các mô hình sản xuất, kinh doanh của những “Nông dân Việt Nam xuất sắc” cũng đã gợi mở những vấn đề thuộc về chính sách trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn?
- Qua các mô hình trồng lúa của một số “Nông dân Việt Nam xuất sắc” cho thấy, trồng lúa vẫn có hiệu quả.
Vấn đề ở đây là bằng mọi cách, họ có diện tích đủ lớn, thâm canh theo canh đồng lớn, sử dụng bộ giống tốt, chất lượng cao và có liên kết với doanh nghiệp, đơn vị tiêu thụ.
Những mô hình trồng lúa như vậy, kể cả các mô hình trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, cây thực phẩm hay chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản quy mô hàng hóa rất cần được nhà nước nghiên cứu để có những điều chỉnh, bổ sung về mặt chính sách đất đai, đầu tư khoa học công nghệ, xây dựng chuỗi giá trị nông sản…
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường trao danh hiệu “Nông dân xuất sắc năm 2014” cho 60 nông dân giỏi từ 63 tỉnh, thành trên toàn quốc.
Những “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2013, chưa thấy nhiều mô hình gắn với chế biến, bảo quản.
Điều này phản ánh rõ nét những yếu kém, hạn chế hiện nay của lĩnh vực nông nghiệp.
Khắc phục được những hạn chế, yếu kém này rất cần sự tác động của chính sách nhà nước bởi tự bản thân người nông dân rất khó có đủ tiềm lực để thực hiện…
Trong 2 năm 2014-2015, đã có nhiều gương mặt mới nhận danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” mà các mô hình sản xuất của họ đã thấy có sự hợp tác, liên kết trong sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản.
Chứng tỏ, Chương trình bình chọn “Nông dân Việt Nam xuất sắc” đã góp phần phát hiện, tuyên truyền, khuyến khích nhân rộng các hình thức liên kết sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn…
Xin cảm ơn Phó Chủ tịch!
“Những hộ ND SXKD giỏi không chỉ lao động, sản xuất vì mục đích thoát nghèo, vươn lên làm giàu cho gia đình mà còn nghĩa tình giúp đỡ bà con hàng xóm.
Xét toàn thể 19 tiêu chí trong cuộc vận động xây dựng NTM hiện nay thì những “Nông dân Việt Nam xuất sắc” chính là những người có đóng góp đáng kể ở địa phương”.
(Phó Chủ tịch Hội ND Việt Nam Nguyễn Hồng Lý)
Có thể bạn quan tâm

Đa số các khách mời tại sự kiện quảng bá mặt hàng cá tra thành phố Johannesburg (Nam Phi) ở đều đánh giá cao hương vị loại cá này.

Vụ nuôi trồng thủy sản năm 2014, trong 635,86 ha diện tích tôm, cua, cá nước lợ được thả nuôi có gần 13 vạn con tôm sú và tôm chân trắng.

Trước tình hình sản lượng cá ngừ đại dương bị suy giảm, nhiều ngư dân Phú Yên đang kết hợp đánh bắt nhiều loại hải sản trong cùng một chuyến biển để tạo hiệu quả kinh tế.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, địa phương này đã xây dựng quy hoạch nuôi cá tra đến năm 2015, với tổng diện tích là 700 ha và đến năm 2020 là 1.000 ha, tập trung ở các huyện Châu Thành, Phụng Hiệp và thị xã Ngã Bảy, nhằm đưa tổng sản lượng cá tra của Hậu Giang đạt gần 150.000 tấn.

Xuất phát từ lợi ích kinh tế, nên trong thời gian gần đây một số hộ dân ở ấp An Phú A (xã Long An- Long Hồ - Vĩnh Long) nuôi một loại sâu mà chính họ cũng chẳng biết đó là sâu gì. Vậy thực tế loại sâu này là sâu gì, có lợi ích hay tác hại như thế nào?