Phát hiện nồng độ chất cấm cao hơn 300 lần trong mẫu heo

Đây là số liệu được báo cáo tại Hội nghị triển khai kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi các tỉnh phía Nam tổ chức sáng nay (12.11) tại TP.HCM.
Đại diện Cục chăn nuôi cũng cho biết, tình trạng sử dụng chất cấm và chất vàng ô có chiều hướng ngày càng tăng, nhất là ở khu vực chăn nuôi nông hộ.
Đặc biệt một số doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y đã sử dụng trở lại chất cấm.
Tình trạng dùng chất cấm trong chăn nuôi ngày càng tăng.
Ông Chu Đình Khu - Trưởng phòng Thức ăn chăn nuôi, đại diện Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết, trong 10 tháng đầu năm khi kiểm tra 19 cơ sở thức ăn chăn nuôi phát hiện 1 cơ sở có mẫu thức ăn dương tính với Sabutamol.
Kiểm tra tại cơ sở chăn nuôi thịt tại Đồng Nai có 1/28 mẫu thức ăn dương tính, 29/263 mẫu nước tiểu dương tính với chất Sabutamol tại các tỉnh An Giang, Đồng Nai và Tiền Giang.
Tại các cơ sở giết mổ, có 106/587 mẫu nước tiểu dương tính với chất cấm này.
Trong tháng 10 vừa qua, khi tiến hành kiểm tra 46 cơ sở chăn nuôi, lấy 26 mẫu, Chi cục Thú y tỉnh Vĩnh Long đã phát hiện 7 mẫu dương tính.
Trong đó, đặc biệt có 1 trường hợp tại huyện Trà Ôn vừa sử dụng chất cấm, vừa tàng trữ và phân phối.
Theo ông Lê Thanh Tùng - Chi cục trưởng chi cục Thú y tỉnh Vĩnh Long, đây là trường hợp đầu tiên trong tỉnh phát hiện việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi với số lượng rất lớn, 14 kg này đều là Sabutamol nguyên chất.
Có thể bạn quan tâm

Lươn sống ở mương, lạch, nơi đầm lầy, ruộng lúa. Lươn không chỉ là món ăn đặc sản giàu dinh dưỡng mà theo các thầy thuốc đông y, còn là vị thuốc có thể chữa được bệnh suy dinh dưỡng, kiết lỵ, đau nhức xương sống, phong thấp... Vì vậy, lươn trở thành loại thực phẩm có giá trị cao.

Theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD), tình trạng bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu bắt đầu xuất hiện vào năm 1996 ở ĐBSCL. Từ đó đến nay, nạn bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu vẫn đang nở rộ, nhất là vào thời điểm giáp vụ, khan hiếm nguyên liệu ở khu vực này.

Chi cục sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền, vận động người dân sinh sống tại các xã ven biển, ven đầm chung tay với chính quyền địa phương tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các đợt tuần tra, kiểm soát tại các điểm nóng, kịp thời xử lý các đối tượng vi phạm

Thời tiết đang rét đậm kèm theo gió mùa Đông Bắc nên sức đề kháng của vật nuôi và thủy sản giảm, sinh trưởng phát triển chậm, dễ mắc bệnh, thậm chí có thể chết rét hàng loạt nếu như không có biện pháp phòng, chống kịp thời

Những năm qua, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch trong khai thác hải sản của ngư dân Tiền Giang lên đến 30%. Nguyên nhân chính là do hầm bảo quản không đảm bảo, phương pháp bảo quản còn lạc hậu, khiến chất lượng hải sản giảm sút. Do đó, việc nâng cấp hầm bảo quản, áp dụng các phương pháp bảo quản tiên tiến là vô cùng cần thiết, để giảm tổn thất sau thu hoạch.