Phát hiện nhiều loại thuốc BVTV không rõ nguồn gốc

Cụ thể, Đoàn Thanh tra khi kiểm tra một số sản phầm gồm: LACA-SUTO, COMKAT, TORA, CỨNG ĐẦU…
Trên bao bì hàng hóa đều ghi công dụng là thuốc bảo vệ thực vật.
Tuy nhiên, qua làm việc với cửa hàng vi phạm, tất cả đều không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đồng thời cũng không có tên trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng.
Hai mặt hàng phân bón COWAT-SỬA, BMC-106 (siêu to hạt, tạo hạt) cũng không rõ nguồn gốc.
Thanh tra sở đã xử phạt vi phạm hành chính các cửa hàng vi phạm và tịch thu các loại hàng hóa trên. Sở NN-PTNT tỉnh An Giang yêu cầu Chi cục bảo vệ thực vật, các bộ phận chức năng tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, đẩy mạnh hướng dẫn, tuyên truyền cho người dân biết nhằm tránh mua nhầm thuốc “dỏm”, gây thiệt hại…
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, một số nông dân ở huyện Thoại Sơn (An Giang) đã triển khai thành công mô hình nuôi chim bồ câu theo hướng công nghiệp. Trong đó có nông dân Lê Minh Vân ngụ ấp Hòa Thới – Định Thành.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, đến nay, trà lúa này trên địa bàn tỉnh đã thu hoạch được 45.382ha, chiếm 77% diện tích xuống giống, năng suất ước đạt 6,16 tấn/ha (tăng 5,4% so với cùng kỳ), còn lại 13.555ha lúa ở giai đoạn chắc xanh- chín.

Ông Tâm phấn khởi cho biết giống bưởi đường lá cam Bạch Đằng đã được hệ thống siêu thị Co.opMart thu mua. Hiện Co.opMart Bình Dương đã mua trực tiếp bưởi của gia đình ông với số lượng khoảng 50kg/ tuần, giá 30.000 đồng/kg.

Những ngày đầu tháng 7 này, trên các tuyến đường nông thôn thuộc các ấp Phước Thạnh, Phước Lập, Phước Lộc (xã Phước Vinh, huyện Châu Thành - Tây Ninh), nhiều hộ gia đình đang tất bật tranh thủ thu hoạch khoai mì.

Trong đó sản lượng nuôi nước lợ đạt 693 tấn, gồm tôm các loại 631 tấn, các loại thủy sản khác 61 tấn. Sản lượng nuôi nước ngọt đạt 429 tấn, gồm cá các loại 426 tấn, thủy sản khác 3 tấn... Nhìn chung sản lượng các loại thủy sản đều đạt và vượt so với cùng kỳ.