Phát hiện nhiều lô hàng thủy sản nhập khẩu nhiễm bệnh

Về kết quả xét nghiệm đối với tôm nguyên liệu đông lạnh nhập khẩu để gia công xuất khẩu, trong tháng 8, cơ quan thú y cửa khẩu lấy mẫu giám sát 100% các lô hàng nhập khẩu của 13 công ty ở Ấn Độ.
Qua đó phát hiện sáu mẫu dương tính với mầm bệnh đốm trắng (gồm có bốn mẫu tôm thẻ và hai mẫu tôm sú).
Liên quan tới kết quả kiểm tra sản phẩm thủy sản nhập khẩu để tiêu thụ trong nước, cơ quan thú y cửa khẩu lấy mẫu 100% lô hàng sản phẩm thủy sản đông lạnh nhập khẩu để xét nghiệm các chỉ tiêu cảm quan, vi sinh vật gây ô nhiễm thực phẩm, chất tồn dư.
Kết quả phát hiện có hai lô mực đông lạnh có nguồn gốc từ Đài Loan (Trung Quốc) có chất tồn dư kim loại nặng (cadimi) vượt quá giới hạn cho phép.
Có thể bạn quan tâm

Theo nhiều điểm bán trái cây ở khu vực nội ô TP Cần Thơ, gần đây nhiều loại trái cây ở khu vực ĐBSCL đã vào mùa thu hoạch rộ, nguồn cung tăng dẫn đến giá giảm.

Để tận dụng diện tích mặt nước (hơn 30.000 ha) tại các hồ chứa thuộc các huyện Ba Vì, Sơn Tây, Chương Mỹ và Mỹ Đức, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã tạo mọi điều kiện để người dân triển khai mô hình nuôi cá lồng, nhất là các loài cá có giá trị kinh tế cao như rô phi, điêu hồng, chép...

Bệnh đốm trắng thanh long hay còn gọi là bệnh đốm nâu, tắc kè, bệnh ma là những tên gọi khác nhau mà bà con nông dân trồng thanh long ở Bình Thuận, Tiền Giang và Long An đặt tên cho một loại dịch hại mới phát sinh, gây thiệt hại nghiêm trọng và có xu hướng ngày càng lan rộng (NNVN đã phản ánh).

Nấm mối là đặc sản do thiên nhiên ban tặng. Mỗi năm, nấm mối chỉ xuất hiện 2 đợt vào giữa tháng 6 và đầu tháng 7, và những người tìm nấm phải thức từ rất sớm lùng khắp nơi và dạn dày kinh nghiệm mới thu hoạch được loại đặc sản này.

Qua một thời gian nuôi thử nghiệm, mô hình nuôi rắn mối đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình đã mở ra cơ hội mới để người nông dân trên địa bàn tỉnh có thể đầu tư phát triển kinh tế gia đình, tăng thêm thu nhập.