Phát Hiện Nguyên Nhân Gây Bệnh Thối Thân Cây Lúa

Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Bình Định đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh thối thân ở cây lúa. Từ kết quả thu thập được, Chi cục cũng đã đưa ra các biện pháp phòng ngừa.
Bệnh thối thân cây lúa thường xảy ra lúc lúa làm đòng và bắt đầu trổ bông. Vi khuẩn tấn công làm thối rữa đốt thân cây lúa và làm chết bông. Trong vụ Hè Thu, có thời điểm có đến 50-60% diện tích lúa bị bệnh. Các vụ khác như Đông Xuân, vụ Mùa, cây lúa cũng xuất hiện bệnh thối thân nhưng mức độ ít hơn. Tình trạng này xảy ra nhiều năm nay.
Qua điều tra của Chi cục BVTV trên đồng ruộng Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Tuy Phước, cho thấy bệnh thối thân cây lúa tập trung ở vụ Hè Thu, nhất là thời điểm mưa nắng thất thường, trên chân đất cát nghèo dinh dưỡng. Các giống lúa thường hay bị bệnh thối thân là: KD 18, DV108, Q5, TBR, ML48. Bên cạnh đó là cách chăm bón của người dân chưa hợp lý.
Năm 2013, Chi cục đã lấy 54 mẫu lúa, mẫu đất nhiễm bệnh gửi Viện BVTV (Viện Khoa học nông nghiệp) phân lập, giám định. Kết quả có 92,6% số mẫu bị nhiễm vi khuẩn Erwinia carotovora. Đây là tác nhân gây bệnh thối thân cây lúa.
Trong số 300 phiếu điều tra ở nông hộ, chỉ có 55% số hộ dùng phân chuồng, phân hữu cơ bón lót, còn lại không bón lót; 85% không bón lót vôi. Tập quán sạ dày cũng là tác nhân gây bệnh. Đa phần sạ từ 6-8kg lúa giống/sào, trong khi tiêu chuẩn chỉ được sạ 5-6kg/sào.
Trên 70% nông dân không phun thuốc phòng bệnh, khi có bệnh thối thân mới phun thuốc trừ. Hầu hết nông dân chỉ sử dụng phân hóa học, chưa chú ý sử dụng phân vi sinh, phân bón lá, chỉ một số ít sử dụng phân hữu cơ, nên gây độc hại cho đất, cây không phát triển bền vững.
Ông Nguyễn Tấn Phát, Chi cục trưởng Chi cục BVTV, cho biết: Để phòng chống bệnh thối thân cây lúa, bà con nông dân nên thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, trước khi lúa trổ phải phun thuốc phòng trừ vi khuẩn. Nên dùng giống lúa trong cơ cấu giống của tỉnh. Cần bón lót phân hữu cơ, vôi, giảm mật độ gieo, sạ.
Từ nay đến cuối năm 2015, Chi cục BVTV tiếp tục thực hiện các thí nghiệm trên đồng ruộng, cách phòng trừ bằng thuốc... và hoàn thiện quy trình chuẩn khuyến cáo người dân sử dụng để phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại sản xuất lúa do bệnh thối thân gây ra.
Có thể bạn quan tâm

Cây Hồng hoa là loại dược liệu quý, có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao, được Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ thực hiện Đề tài đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của loại cây này, bước đầu cho kết quả tích cực, là tín hiệu vui cho người nông dân và ngành nông nghiệp Dak Lak trong việc đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.

Tỉnh Bắc Kạn hiện có hơn 1.300 ha quýt, tập trung nhiều tại huyện Bạch Thông với 1.020 ha. Là cây trồng chủ lực, mỗi héc-ta quýt mang lại cho người dân thu nhập khoảng 200 triệu đồng/vụ. Hiện nay, quýt Bắc Kạn đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Đây là niềm tự hào đồng thời cũng đặt ra cho huyện trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn và quảng bá loại quả đặc sản của địa phương.

Sau nhiều năm lặn lội với cây, với đất, gia đình ông Đặng Văn Túc, thôn 8, xã Quý Quân (Yên Sơn, Tuyên Quang) đã có gần 1.300 gốc bưởi đường, bưởi Diễn..

Với diện tích lớn nhất tỉnh, cây quýt ở Bạch Thông (Bắc Kạn) đã mang lại thu nhập cao cho hàng nghìn hộ dân. Bên cạnh việc mở rộng diện tích, công tác quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ cho loại quả đặc sản này là nhiệm vụ quan trọng của chính quyền địa phương và người dân.

Tiền Giang đang được Chính phủ New Zealand hỗ trợ ứng dụng những công nghệ và kinh nghiệm hàng đầu thế giới trong việc phát triển và tiếp thị các giống hoa quả có giá trị kinh tế cao hướng đến xuất khẩu thông qua triển khai dự án Sáng kiến nông nghiệp mới.