Phát Hiện Một Vụ Sản Xuất Phân Bón Giả Khối Lượng Lớn

Ngày 21/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ (PC46) Công an tỉnh Phú Yên đã lập biên bản tạm giữ phương tiện vận chuyển và 700 bao phân (tương đương 35 tấn) không đúng xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ hợp pháp và không có chứng nhận chất lượng. Đồng thời, phối hợp với Sở NN-PTNT lấy mẫu phân để mở rộng điều tra, làm rõ hành vi sai phạm của các đối tượng.
Trước đó, lúc 11 giờ ngày 20/4, tổ công tác của Phòng PC46 phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh kiểm tra, phát hiện xe tải 78C-028.75 do ông Huỳnh Công Thái (SN 1990) ở thôn Vĩnh Phú, xã Hòa An, Phú Hòa điều khiển chở 200 bao phân bón hữu cơ sinh học tổng hợp (10 tấn) mang nhãn hiệu “Phân hữu cơ sinh học tổng hợp Á Châu BIO, sản xuất tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu phân bón Á Châu, địa chỉ số 177 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh…” nhưng không có hóa đơn chứng từ, chứng nhận chất lượng.
Từ lời khai của tài xế Thái, tổ công tác Phòng PC46 phối hợp với Công an TP Tuy Hòa và chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra xưởng sản xuất nguyên liệu làm phân bón và chất xử lý môi trường tại thôn Ngọc Phong, xã Hòa Kiến, TP Tuy Hòa, do ông Huỳnh Văn Thế (SN 1972) làm chủ.
Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở này đang gia công phân bón hữu cơ sinh học tổng hợp mang nhãn hiệu “Phân hữu cơ sinh học tổng hợp Á Châu BIO” của Công ty cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu phân bón Á Châu.
Qua kiểm tra, tổ công tác phát hiện thêm 500 bao phân hữu cơ tổng hợp (cùng loại nêu trên) vừa được sản xuất, đóng bao bì tại cơ sở này. Chủ cơ sở không cung cấp được giấy tờ gì chứng minh cơ sở được phép sản xuất, gia công loại phân bón này.
Trước đó, Báo Phú Yên có loạt bài phản ánh nhiều người trồng dưa hấu ở xã Xuân Quang 1, Đồng Xuân và một số địa phương khác trong tỉnh mua nhầm phân bón nhãn hiệu Đầu trâu giả. Sau đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo Công an tỉnh phối hợp với Sở NN-PTNT điều tra việc sản xuất, mua bán phân bón trên phạm vi toàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Chè Ngam La (Hà Giang) từ lâu được biết đến bởi hương vị thơm ngon tự nhiên. Có một thời, người dân đã chặt bỏ nhiều cây chè cổ thụ vì giá chè quá rẻ. Đúng lúc đó, một phụ nữ Tày đã khôi phục và phát triển thương hiệu chè Ngam La...

29 tuổi, chị Nguyễn Thị Lan (thôn 8, xã Thiệu Khánh, TP.Thanh Hoá) đang sở hữu một trang trại rộng gần 3 mẫu, doanh thu 700-800 triệu đồng/năm.

Vừa qua, tại Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ (An Thái Trung, Cái Bè) đã diễn ra Hội nghị triển khai Quy chế quản lý đàn cá tra bố mẹ chọn giống. Đồng chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản và ông Nguyễn Văn Trọng Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, cùng hơn 30 đại biểu là lãnh đạo Sở NN&PTNT, chi cục thủy sản, trung tâm giống và các cơ sở sản xuất giống có nhận đàn cá tra chọn lọc của 10 tỉnh vùng ĐBSCL.

Trồng hoàn toàn tự phát và tiêu thụ quá dễ dàng với giá trị kinh tế cao nên người dân xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã ồ ạt phá bỏ vườn cây ăn quả -chủ yếu là bưởi và cam để trồng dó trầm. Thực tế này đang đặt ra nhiều vấn đề cần bàn...

Vụ trồng atiso năm 2013 - 2014, huyện Sa Pa (Lào Cai) hỗ trợ người dân trồng mới 15,2 ha cây atiso, nâng tổng diện tích cây dược liệu atiso của toàn huyện lên 47,2ha.