Phát hiện hộ chăn nuôi sử dụng chất cấm vượt chuẩn 500 lần

Sau khi đoàn kiểm tra tiến hành lấy mẫu của 6 hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn đi xét nghiệm, kết quả cho thấy có 3 mẫu của 3 hộ chăn nuôi dương tính với chất cấm chăn nuôi thuộc nhóm beta-agonist.
Đáng chú ý, có mẫu nước tiểu lợn của một hộ chăn nuôi tại phường Long Bình, thành phố Biên Hòa, vượt hơn 500 lần so với tiêu chuẩn cho phép.
Hiện tại, đoàn kiểm tra của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Nai đang tiếp tục áp dụng các biện pháp giám sát đàn lợn của 3 cơ sở có các mẫu phẩm dương tính với chất cấm trong chăn nuôi cho đến khi kết quả phân tích đạt kết quả mới cho xuất bán ra thị trường.
Bên cạnh đó, những hộ chăn nuôi trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời cơ quan điều tra công an tỉnh Đồng Nai sẽ làm rõ nguồn gốc của chất cấm trong chăn nuôi lợn.
Trước đó, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã có chỉ thị yêu cầu ngành nông nghiệp tăng cường lấy mẫu kiểm tra, giám sát chất cấm tại các trang trại chăn nuôi, các cơ sở giết mổ, cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
Đối với các trường hợp mẫu xét nghiệm dương tính với chất cấm phải thực hiện ngay việc truy xuất nguồn gốc để xử lý nghiêm theo quy định; thực hiện “tháng cao điểm kiểm tra, kiểm soát tình hình sản xuất kinh doanh, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi”; xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai cũng yêu cầu lực lượng công an phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra các cơ sở thuốc thú y, các cơ sở chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là các đối tượng hoạt động vận chuyển, giết mổ, mua bán động vật trên địa bàn; tổ chức điều tra, truy xuất nguồn gốc các hành vi vi phạm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều bạn trẻ ở TPHCM đã chọn nghề nông để lập nghiệp. Dù đó là nghề chính hoặc chỉ là nghề tay trái, song bằng tâm huyết và năng động, các nhà nông trẻ sáng tạo nhiều mô hình sản xuất, làm kinh tế trang trại, trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả.

Nhờ dự án cạnh tranh nông nghiệp mà lần đầu tiên ở Nghệ An đã ứng dụng thành công kỹ thuật thâm canh ngô mật độ cao. Tại 3 xã triển khai mô hình mở rộng đều đạt năng suất gần 9 tấn/ha/vụ, hiệu quả gấp 3 lần so với trồng đại trà…

Hiện nay các cơ sở chế biến dong riềng trên địa bàn huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đang tích cực thu mua củ dong riềng cho nhân dân. Theo Công ty Hoàng Giang hiện đang thu mua với giá bình quân từ 800 đồng đến 1.300 đồng, tuỳ vào từng loại củ cụ thể và khu vực thu mua có gần đường ô tô không. Mặt khác các cơ sở chế biến cũng đang tìm kiếm thị trường ngoài tỉnh để tiêu thụ củ dong, bột dong và sản phẩm miến dong.

Tranh thủ thời gian nghỉ giữa 2 vụ sản xuất, hàng trăm hộ dân ở huyện Thăng Bình, Duy Xuyên (Quảng Nam) triển khai gieo trồng dưa gang và dưa leo trên những chân đất lúa. Nhờ dưa được mùa được giá nên nhiều gia đình có nguồn thu nhập cao.

Đây là loại trái cây tươi thứ hai sau thanh long của Việt Nam được xuất khẩu trực tiếp vào Hàn Quốc.