Phát Hiện Heo Bệnh Lọt Qua Nhiều Cửa Kiểm Dịch

Ngày 4/8, Sở NN-PTNT tỉnh Long An cho biết vừa biểu dương Chi cục Thú y đã xử lý nhanh vụ heo bệnh lở mồm long móng (LMLM) từ tỉnh Hòa Bình vào địa phương này.
Theo đó, ngày 9/7/2014 cơ sở giết mổ (CSGM) Hoàng Phúc (xã Bình Tịnh, huyện Tân Trụ, Long An) tiếp nhận 2 xe vận chuyển heo mang biển số 36C-30436 và 36C-01729 xuất phát từ khu tập trung lợn tại xã Cao Dương, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình đưa vào cơ sở để giết mổ, kèm theo Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (GCNKD) số 004613/CN-KDĐVNT và 004625/CN-KDĐVNT cấp ngày 6/7/2014 và 7/7/2014 của Chi cục Thú y tỉnh Hòa Bình. Tổng số heo của 2 xe là 336 con.
Theo GCNKD, số heo vận chuyển trên đã được tiêm phòng LMLM ngày 20/3/2014. Ngoài ra phương tiện vận chuyển cũng được phúc kiểm, kiểm tra qua nhiều trạm kiểm dịch động vật trên đường đi "nhưng không phát hiện gì".
Chủ hàng là ông Lê Hữu Bình đã cho xuống heo tại CSGM Hoàng Phúc là 283 con, 46 con được vận chuyển đến khu tạm trữ tại gia đình (xã Đức Tân, huyện Tân Trụ) và khai nhận có chia 7 con heo cho thương lái khác giết mổ tại CSGM Nguyễn Văn Đực (xã Bình Quới, huyện Châu Thành).
Qua kiểm tra lâm sàng tại CSGM Hoàng Phúc, khu tạm trữ tại gia đình ông Bình và tại CSGM Nguyễn Văn Đực, Chi cục Thú y đã phát hiện nhiều heo vận chuyển ở 2 xe nói trên có biểu hiện bệnh LMLM (heo sốt cao trên 41oC; mũi, lợi và viền móng có mụn nước, nhiều mụn nước đã vỡ, một số con có móng đã bong tróc và long rớt móng...). Sau đó, Chi cục Thú y đã tiến hành lập biên bản, lấy mẫu xét nghiệm và tiêu hủy số heo bệnh nói trên.
Có thể bạn quan tâm

Thời tiết tương đối thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản, cùng với việc tiếp tục giải quyết kịp thời chính sách hổ trợ cho ngư dân đánh bắt xa bờ đã khuyển khích ngư dân tiếp tục ra khơi bám biển.

Phòng kinh tế hạ tầng phối hợp Trạm khuyến nông huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cua biển bằng nguồn giống sinh sản nhân tạo cho 30 nông dân ở xã Lịch Hội Thượng.

Sử dụng xung điện và chất nổ, chất độc để khai thác thủy sản là hành động hủy diệt nguồn lợi thủy sản, phá hủy sinh cảnh và gây ô nhiễm môi trường sống của các loài thủy sản, vi phạm nghiêm trọng Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành có liên quan, UBND các tỉnh, thành trong cả nước đã ban hành nhiều văn bản quy định nghiêm cấm các hành vi nói trên.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 4 nhà máy chế biến cá tra, hàng chục thương lái trong và ngoài tỉnh thu mua cá đồng. Thế nhưng, thay vì sử dụng nguồn thủy sản nguyên liệu của người dân Hậu Giang thì các doanh nghiệp, cũng như thương lái thường chọn mua sản phẩm từ các tỉnh khác.

Thị trường nội địa với hơn 90 triệu dân, nhu cầu tiêu dùng thủy sản ngày càng tăng cao, kèm theo đó là sự phát triển của ngành công nghiệp bán lẻ… là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp thủy sản tăng doanh số bán hàng.