Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát hiện hàng loạt chất cấm tạo nạc

Phát hiện hàng loạt chất cấm tạo nạc
Ngày đăng: 03/09/2015

Theo kết quả vào cuộc của Thanh tra Bộ NN-PTNT tại TPHCM và khu vực Nam bộ, từ đầu năm đến nay, Chi cục Thú y TPHCM đã lấy 227 mẫu nước tiểu heo được giết mổ của 51 lô, phát hiện 31 mẫu dương tính với hàm lượng Sbutamol cao từ 80 - 1.300ppb thuộc 7 lô heo giết mổ.

Cơ quan chức năng đã lập biên bản và ra quyết định xử lý 7 thương lái có heo kiểm tra dương tính với Sbutamol. Trong 7 lô heo vi phạm, có 4 trường hợp thực phẩm có xuất xứ từ tỉnh Đồng Nai, 2 trường hợp ở Tiền Giang và 1 trường hợp từ Long An đưa vào thị trường TPHCM. Để ngăn chặn và kiểm soát, Chi cục Thú y TPHCM đã có công văn gửi cơ quan chức năng các tỉnh lân cận đề nghị phối hợp tăng cường kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là thịt heo. 

Theo báo cáo của ông Hoàng Minh Đạo, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai gửi Bộ NN-PTNT, vừa qua Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai đã tổ chức kiểm tra 44 trại nuôi heo trong tổng số gần 2.000 trang trại heo trên địa bàn, phát hiện 14 trang trại có heo dương tính với Sbutamol, tập trung ở các huyện Vĩnh Cửu, Trảng Bom và TP Biên Hòa. Thanh tra Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai còn phát hiện 1 đại lý bán sản phẩm thức ăn chăn nuôi chứa Sbutamol. 

Theo Thanh tra Bộ NN-PTNT, đối với công văn của Chi cục Thú y TPHCM đề nghị kiểm soát nguồn thực phẩm từ các thị trường “vệ tinh”, cơ quan thanh tra của Bộ NN-PTNT đã yêu cầu Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai giải trình nhưng qua kiểm tra cho thấy, chi cục chưa thực hiện đúng với yêu cầu đặt ra, chỉ tiến hành lấy mẫu kiểm tra nước tiểu tại nơi kiểm dịch gốc và dừng lại ở đó.

Đoàn công tác cũng chỉ ra những kẽ hở và bất cập trong hoạt động kiểm dịch, kiểm soát đàn heo nuôi trên địa bàn, dẫn tới việc thương lái, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đưa chất cấm vào thực phẩm. 

Thanh tra Bộ NN-PTNT đã làm việc với PC46 Công an tỉnh Đồng Nai và đề nghị nhanh chóng vào cuộc để truy tìm các cơ sở cung cấp nguồn chất cấm Sbutamol, đồng thời làm rõ một số cơ sở chăn nuôi sau khi xuất bán heo (có giấy tiêm phòng phục vụ cho việc đăng ký kiểm dịch với Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai).


Có thể bạn quan tâm

Bám Biển Xa Khơi, Ngư Dân Hái Nhiều Lộc Biển Đầu Năm Bám Biển Xa Khơi, Ngư Dân Hái Nhiều Lộc Biển Đầu Năm

Tại vùng biển miền Trung như Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Phú Yên đến các vùng biển Nam Bộ như Kiên Giang, Cà Mau… ngư dân phấn khởi khi trúng đậm mùa tôm, cá biển. Thêm vào đó, một số loại hải sản được giá như cá cơm, cá nục, cá thu, cá ngừ, tôm, nhuyên thể… giúp các tàu đánh bắt tăng thêm thu nhập.

05/03/2015
Đề Án “Gạo Thơm - Tôm Sạch” Ở Vùng Tôm Lúa Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) Đề Án “Gạo Thơm - Tôm Sạch” Ở Vùng Tôm Lúa Mỹ Xuyên (Sóc Trăng)

Người nuôi tôm ở Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) tự hào với quy trình luân canh tôm – lúa suốt thời gian dài từ năm 1998 đến năm 2008. Vừa thắng tôm, vừa canh tác được một vụ lúa, mức độ rủi ro thấp, hầu hết nông dân 6 xã vùng tôm lúa Mỹ Xuyên khá lên từ quy trình bền vững này.

05/03/2015
Người Nuôi Tôm Chưa Yên Tâm Người Nuôi Tôm Chưa Yên Tâm

Thời tiết sau Tết Nguyên đán đã nắng ấm, nhiều hộ nuôi tôm trong tỉnh Phú Yên đang thả giống. Thế nhưng, chất lượng con giống chưa được kiểm soát chặt chẽ khiến nhiều hộ nuôi tôm không yên tâm. Sở NN-PTNT đề nghị các địa phương có nuôi tôm tăng cường quản lý vùng nuôi, kiểm soát chặt chẽ nguồn tôm giống không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm dịch.

05/03/2015
Năm 2015, Ngành Nông Nghiệp Tỉnh Phấn Đấu Khai Thác Và Nuôi Trồng 191.200 Tấn Thủy Sản Năm 2015, Ngành Nông Nghiệp Tỉnh Phấn Đấu Khai Thác Và Nuôi Trồng 191.200 Tấn Thủy Sản

Tuy vậy, nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh ta còn thiếu tính bền vững, tình trạng xả nước thải trực tiếp từ các ao hồ ra môi trường diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, công tác phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi chưa được quan tâm đúng mức, nên dịch bệnh đã phát sinh ở nhiều địa phương. Sản lượng thủy sản khai thác được khá lớn, nhưng chất lượng không cao, nên giá trị xuất khẩu còn thấp…

05/03/2015
Cần Xử Lý Các Cơ Sở Nuôi Chim Yến Vi Phạm Cần Xử Lý Các Cơ Sở Nuôi Chim Yến Vi Phạm

Cường độ âm thanh dẫn dụ chim yến không vượt quá 70 đề xi pen trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 21 giờ và không được sử dụng âm thanh từ 21 giờ đến 6 giờ sáng. Chủ cơ sở nuôi chim yến phải thực hiện quy định về vệ sinh thú y và phòng, chống dịch bệnh. Đối với các tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở nuôi chim yến sau thời điểm thông tư này có hiệu lực phải phù hợp với quy hoạch và được sự đồng ý bằng văn bản của UBND cấp huyện…

05/03/2015