Phát hiện doanh nghiệp trộn chất gây ung thư vào thức ăn chăn nuôi

Sáng 12.11, Cục Cảnh sát môi trường (Bộ Công an) phối hợp với Cục Chăn nuôi và Thanh tra của Bộ NN - PTNT kiểm tra và phát hiện 14kg chất vàng ô trong công ty TNHH sản xuất thức ăn chăn nuôi Trường Phú ở khu công nghiệp Cẩm Thượng, TP.Hải Dương, Hải Dương.
Doanh nghiệp này đã trộn chất vàng ô vào thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhà chức trách đã tịch thu và niêm phong chất vàng ô và lấy mẫu sản phẩm để phục vụ quá trình kiểm tra các thành phần chất cấm khác.
Theo ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ NN - PTNT, vàng ô là chất không được phép sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi vì có thể gây ung thư.
“Chất này chỉ được phép sử dụng để tạo màu cho công nghiệp dệt, nhuộm, giấy. Việc sử dụng chất vàng ô trong công nghiệp vào sản xuất thức ăn chăn nuôi nhằm tạo màu là hành vi vô đạo đức”, ông Dũng nói.
Cũng theo Thanh tra Bộ NN - PTNT, sau khi lập biên bản, sẽ tiếp tục điều tra vụ việc, tiến hành xử lý vi phạm theo quy định đối với doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp thu hồi các sản phẩm trên thị trường và tiêu hủy những sản phẩm này.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây, nhờ sự giúp đỡ của các ban ngành, đặc biệt là ngành nông nghiệp tỉnh Điện Biên, nhiều hộ nông dân ở xã Thanh Chăn huyện Điện Biên đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tập trung đầu tư phát triển kinh tế trang trại vườn rừng, xóa được đói nghèo từng bước vươn lên làm giàu.

Ếch Thái Lan dễ nuôi, nông dân có thể tận dụng diện tích mặt nước của ao, hồ hoặc những khoảng đất trống trong vườn để đầu tư nuôi ếch theo phương pháp công nghiệp, tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên, do giá cả thức ăn ngày càng tăng cao, trong khi giá ếch thương phẩm bán vào vụ thuận không cao nên nông dân thu lãi ít, thậm chí thua lỗ. Điều này đã làm cho nhiều hộ nông dân từ bỏ việc nuôi ếch.

Mong muốn làm kinh tế tại quê hương, nên ngay khi địa phương có chủ trương chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình trang trại, gia đình chị Phạm Thị Loan (xã Ngô Quyền, Tiên Lữ) đã hăng hái tham gia. Từ khoảng 2 mẫu đất ruộng, gia đình chị Loan đã cải tạo thành vườn, ao và một số dãy chuồng trại chăn nuôi.

Đã nhiều năm nay anh Nguyễn Thanh Hồng ở ấp 2, xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) trồng bầu bí luôn đạt năng suất và cho thu nhập cao. Với 1,2 hécta bầu bí, hàng năm gia đình anh lãi 80 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Rời quê hương Thanh Hóa vào nhập cư, làm ăn sinh sống ở xã Ea Trol – 1 xã miền núi của huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Với số vốn 10 triệu đồng đã vay mượn của anh em, bà con, bạn bè ở quê, ông Nguyễn Tài Khoa mua 3 ha cà phê, gọi là vốn giắt lưng ban đầu để gia đình ông bén rễ và hình thành một cuộc sống mới ở vùng đất xa xôi này.