Phát hiện dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng

Tại cuộc họp giao ban của Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm tổ chức tại Hà Nội chiều 15/9, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện trên địa bàn một số địa phương ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đang tái xuất hiện dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng trên gia súc.
Trong khi các ổ dịch cúm gia cầm mang virus H5N6 ở tỉnh Lào Cai và Quảng Ngãi vừa qua 21 ngày, thì cơ quan thú y lại phát hiện thêm 3 ổ dịch mới mang virus cúm H5N1 tại tỉnh Vĩnh Long và Ninh Thuận.
Tại tỉnh Vĩnh Long, virus cúm H5N1 được phát hiện trên đàn gia cầm ở xã Mỹ Lộc, huyện Tam Bình, làm hơn 1.000 con gà chết và trên đàn vịt 1.490 con ở xã Mỹ Thuận, huyện Bình Tân (chưa qua 3 ngày).
Tại tỉnh Ninh Thuận, virus này cũng vừa được phát hiện trên đàn gia cầm gần 1.000 con ở xã Lương Sơn, huyện Ninh Sơn.
Cùng với virus cúm gia cầm quay trở lại, tại 3 tỉnh là Nghệ An, Bình Dương và Đắk Lắk cũng vừa phát hiện hàng loạt gia súc, gồm heo, trâu bò mắc dịch lở mồm long móng type O.
Tại Nghệ An, dịch xảy ra tại 10 hộ chăn nuôi ở xã Thanh Chi, huyện Thanh Chương và xã Trung Sơn, huyện Đô Lương.
Tại tỉnh Đắk Lắk, có 2 ổ dịch được phát hiện ngày 14 và 15/9 tại 22 hộ chăn nuôi ở TP. Buôn Ma Thuột làm 101 con heo và trâu bò chết hoặc phải tiêu hủy.
Ông Phạm Văn Đông lo ngại, hiện cả miền Nam và miền Trung đều vào mùa mưa, nên nguy cơ dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng phát sinh và lây lan là rất cao.
Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm yêu cầu các địa phương tăng cường ngăn chặn, dập dịch cúm H5N1, H5N6 và virus H7N9 có thể lây sang người, xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm.
Hiện Bộ NN&PTNT đang tiếp tục tổ chức lấy mẫu tại 32 tỉnh và thành phố để phát hiện virus H5N1, H5N6, với sự tài trợ của FAO và tổ chức giám sát virus H7N9 với sự tài trợ của CDC (Hoa Kỳ) để kịp thời giám sát virus và theo dõi dịch.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp chăn nuôi bò hay còn gọi là mô hình 2 B “bắp-bò” là một trong những mô hình được người dân áp dụng phổ biến hiện nay, đem lại hiệu quả kinh tế cao so với trồng lúa. Bởi đặc điểm của loại hoa màu này là thời gian sinh trưởng khá ngắn, mỗi năm nông dân có thể sản xuất từ 3 - 5 vụ.

Nắng nóng kéo dài, cỏ trồng bị héo úa, người dân ở các xã ven biển huyện Tuy An (Phú Yên) phải đào ao lấy nước tưới cỏ, đảm bảo nguồn thức ăn cho bò. Có gia đình đầu tư hệ thống tưới nước tự động bằng béc (vòi phun) tưới cỏ để có thức ăn cho bò trong mùa nắng hạn.
Những năm qua, nghề chăn nuôi bò đã giúp nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh An Giang “xóa đói giảm nghèo”. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, cuộc sống của họ đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình, bởi tổng đàn bò tăng không đáng kể, lợi nhuận tàm tạm, cuộc sống giậm chân tại chỗ…

Ông Trần Thanh Hoàng, Phó Trưởng phòng Kinh tế TX. Gò Công (Tiền Giang) cho biết, thống kê sơ bộ đến thời điểm hiện nay cho thấy, toàn thị xã có 281 căn nhà nuôi chim yến nhưng phong trào xây nhà đã tạm đứng lại.
Trong thời gian gần đây, nhiều vùng nông thôn đã xuất hiện những hộ nông dân phát triển chăn nuôi gà với số lượng hàng 100 con, hàng 1000 con mang lại hiểu quả kinh tế khá cao. Nuôi gà không chỉ cải thiện cuộc sống, bữa ăn hàng ngày mà còn cho thu nhập vài chục triệu đồng đến cả vài trăm triệu đồng mỗi năm tùy theo quy mô.