Phát hiện dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng

Tại cuộc họp giao ban của Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm tổ chức tại Hà Nội chiều 15/9, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện trên địa bàn một số địa phương ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đang tái xuất hiện dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng trên gia súc.
Trong khi các ổ dịch cúm gia cầm mang virus H5N6 ở tỉnh Lào Cai và Quảng Ngãi vừa qua 21 ngày, thì cơ quan thú y lại phát hiện thêm 3 ổ dịch mới mang virus cúm H5N1 tại tỉnh Vĩnh Long và Ninh Thuận.
Tại tỉnh Vĩnh Long, virus cúm H5N1 được phát hiện trên đàn gia cầm ở xã Mỹ Lộc, huyện Tam Bình, làm hơn 1.000 con gà chết và trên đàn vịt 1.490 con ở xã Mỹ Thuận, huyện Bình Tân (chưa qua 3 ngày).
Tại tỉnh Ninh Thuận, virus này cũng vừa được phát hiện trên đàn gia cầm gần 1.000 con ở xã Lương Sơn, huyện Ninh Sơn.
Cùng với virus cúm gia cầm quay trở lại, tại 3 tỉnh là Nghệ An, Bình Dương và Đắk Lắk cũng vừa phát hiện hàng loạt gia súc, gồm heo, trâu bò mắc dịch lở mồm long móng type O.
Tại Nghệ An, dịch xảy ra tại 10 hộ chăn nuôi ở xã Thanh Chi, huyện Thanh Chương và xã Trung Sơn, huyện Đô Lương.
Tại tỉnh Đắk Lắk, có 2 ổ dịch được phát hiện ngày 14 và 15/9 tại 22 hộ chăn nuôi ở TP. Buôn Ma Thuột làm 101 con heo và trâu bò chết hoặc phải tiêu hủy.
Ông Phạm Văn Đông lo ngại, hiện cả miền Nam và miền Trung đều vào mùa mưa, nên nguy cơ dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng phát sinh và lây lan là rất cao.
Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm yêu cầu các địa phương tăng cường ngăn chặn, dập dịch cúm H5N1, H5N6 và virus H7N9 có thể lây sang người, xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm.
Hiện Bộ NN&PTNT đang tiếp tục tổ chức lấy mẫu tại 32 tỉnh và thành phố để phát hiện virus H5N1, H5N6, với sự tài trợ của FAO và tổ chức giám sát virus H7N9 với sự tài trợ của CDC (Hoa Kỳ) để kịp thời giám sát virus và theo dõi dịch.
Có thể bạn quan tâm

Để đàn trâu, bò phát triển tốt, Hội Nông dân xã đã hướng dẫn bà con trồng thêm cỏ ở những diện tích đất trống của gia đình, tăng cường nguồn thức ăn bằng cám, tạo điều kiện tốt nhất tiếp cận các nguồn vốn vay… Nhờ đó đến nay đàn trâu, bò trong xã đã phát triển lên hơn 1.000 con. Nhiều gia đình đã vươn lên thoát nghèo nhờ đàn trâu, bò.

Phan Thanh là xã vùng cao của huyện Ngyên Bình, 7/11 xóm chưa có điện sinh hoạt, 7 xóm chưa có đường ô tô, 6 xóm chưa được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh... Để khắc phục khó khăn, Đảng ủy, chính quyền xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.

Ứng trước hơn 1,6 tỷ đồng tiền giống, phân bón để triển khai trên 160 ha lạc giống L14 vụ hè thu tại 6 xã: Hạ Thôn, Thượng Thôn, Hồng Sỹ, Sỹ Hai (Hà Quảng); Thái Học, Triệu Nguyên (Nguyên Bình).

Gia đình ông Nguyễn Văn Tuấn ở thôn 3, xã Tâm Thắng (Chư Jút) nhờ nhiệt tình tham gia các lớp tập huấn của ngành nông nghiệp tổ chức mà đã nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, đem lại hiệu quả kinh tế cao trên cùng một đơn vị diện tích.

Những năm qua, sản xuất nông nghiệp ở huyện Tủa Chùa thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận: tổng sản lượng cây lương thực có hạt năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt, diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước tăng bình quân từ 3 - 5%/năm.