Phát hiện chất vàng-ô trong thịt gà có thể gây ung thư

Tại cuộc họp báo chiều 6/10, đại diện Cục Chăn nuôi (Bộ NN & PTNT) cho biết, hóa chất có tên gọi là vàng-ô đã khiến thịt gà, cá, trứng gia cầm trông bắt mắt.
Chất này không nằm trong danh mục cho phép sử dụng trong chế biến thực phẩm. Nếu ăn vào sẽ tích tụ lâu dài trong người gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi nhấn mạnh, vàng-ô là hóa chất được nhập khẩu về từ nước ngoài, có công dụng để nhuộm màu sợi vải hoặc được sử dụng làm nguyên liệu làm ve quét tường trong ngành xây dựng, không được dùng trong thực phẩm.
“Trong quá trình chăn nuôi, người nuôi sử dụng chất vàng-ô trộn vào thức ăn để tạo màu đẹp, đồng thời khi cho gà ăn sẽ giúp chân, da gà có màu vàng bắt mắt”, ông Dương nói.
Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cũng cho hay, tập quán tiêu dùng của người Việt gây phiền hà, thích ăn những loại thực phẩm có màu sắc bắt mắt.
“Chính điều này đã một phần thúc đẩy cho người chăn nuôi sử dụng các chất cấm này để tạo màu sắc cho thịt,” ông Dương lưu ý.
Ông phân tích: “Các loại thịt sử dụng chất này có màu vàng bắt mắt, nhưng không làm tăng chất dinh dưỡng ở thịt.
Minh chứng cho thấy là người châu Âu, họ ăn các loại thịt màu trắng, không như chúng ta mà họ vẫn cao lớn, thông minh. Trong khi đó, người Việt lại thích ăn thịt gà có da màu vàng nên người nuôi sử dụng để dễ bán”.
Theo ông Dương, người tiêu dùng cũng cần phải thay đổi thói quen của mình, nên là người tiêu dùng thông thái, hãy lựa chọn những gì tốt cho sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm

Trong 3 năm trở lại đây, tỉnh Ninh Bình khuyến khích nhân rộng mô hình chăn nuôi gà trên đệm lót vi sinh, góp phần giảm chi phí đầu tư và có ý nghĩa tích cực bảo vệ môi trường.

Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 1.000 làng nghề chế biến gỗ, cùng hàng chục nghìn hộ gia đình làm nghề chế biến gỗ, tập trung phần lớn ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Quảng Nam...

Trong những năm qua, nghề trồng nấm ở Tiền Giang đang trên đà phát triển, các mô hình trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt ở các vùng nông nghiệp đô thị, với diện tích nhỏ vẫn có thể thu được nhiều lợi nhuận, vòng vốn quay nhanh.

Theo Bộ NN&PTNT, giá trị sản xuất thủy sản cả nước 6 tháng đầu năm ước đạt 84.000 tỷ đồng (tăng 6%), giá trị xuất khẩu khoảng 3,45 tỷ USD, tăng 24,2%; sản lượng 2.866,5 nghìn tấn (tăng 4,4%); trong đó cá 2.128,3 nghìn tấn (tăng 1,9%), tôm 312,9 nghìn tấn (tăng 20,8%). Diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) 933.000 ha (tăng 1,4%); sản lượng 1.453 nghìn tấn (tăng 3,4%).

Tuy nhiên, phải đến khi Trung tâm tiếp tục triển khai đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc nhảy da vàng ở Quảng Ninh”, công trình này mới mở ra những hy vọng cho nghề nuôi loài ốc nhảy phát triển bền vững.