Phát Hiện Cá Tầm Có Kháng Sinh Cấm

Cơ quan chức năng đã kiểm tra nguồn gốc một số loại cá bày bán tại các chợ đầu mối trên địa bàn TP. Hà Nội nhưng tiểu thương không đưa ra được giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của các loại cá, trong đó có cá tầm.
Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Bộ NNPTNT) cho biết từ tháng 5/2013, cơ quan này đã phối hợp với Chi cục Quản lý Chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội và một số cơ quan, ban ngành của Hà Nội tiến hành kiểm tra cá tầm, cá quả, cá trê tại một số chợ đầu mối trên địa bàn Thành phố.
Qua kiểm tra, các tiểu thương tại chợ đều nói là cá có nguồn gốc từ Bắc Giang, Hưng Yên... nhưng lại không đưa ra được giấy tờ chứng minh nguồn gốc sản phẩm.
Qua lấy 30 mẫu để kiểm tra (10 mẫu cá tầm, 10 mẫu cá trê, 10 mẫu cá quả), Cục đã phát hiện có 1 mẫu cá tầm, 1 mẫu cá trê nhiễm hóa chất kháng sinh cấm Leuco Malachite Green và 2 mẫu cá quả nhiễm hóa chất kháng sinh cấm AOZ. Đây là những chất được sử dụng để chống nhiễm vi khuẩn và nấm ngoài da cho cá đã được cấm sử dụng ở Việt Nam từ năm 2007.
Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản sẽ đưa cá tầm vào danh mục giám sát dư lượng hóa chất, kháng sinh thường xuyên trong 6 tháng cuối năm 2013. Đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ NNPTNT để có biện pháp phối hợp với Bộ Công Thương quản lý chặt chẽ tình trạng buôn bán, kinh doanh sản phẩm cá tầm, cá trê, cá quả... trong thời gian tới.
Trước đó, Tập đoàn Cá tầm Việt Nam và Hiệp hội Cá nước lạnh cũng đã tiến hành gặp gỡ báo chí để thông tin một số vấn đề về việc phân biệt cá tầm Việt Nam và cá tầm nhập lậu, đề nghị các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để xử lý thông tin cá tầm nhập lậu, tránh gây hoang mang cho người tiêu dùng, ảnh hưởng đến người sản xuất, nuôi cá tầm trong nước.
Có thể bạn quan tâm

Gần đây, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Đại Lộc phối hợp với Hội Phụ nữ xã Đại Thạnh triển khai thí điểm mô hình đệm lót sinh thái tại một số hộ chăn nuôi trên địa bàn xã. Bước đầu, mô hình cho thấy hiệu quả trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm nhân công, chi phí chăm sóc, vệ sinh chuồng trại.

Đến Phương Hải (Ninh Hải) khi bà con đang bước vào vụ thu hoạch lúa hè-thu, chúng tôi phải ra tận giữa cánh đồng Cây Trôm mới tìm gặp được lão nông Nguyễn Giới, Đội trưởng Đội chuyên khâu theo nước của xã Phương Hải. Ông cho biết, đang vào vụ gặt nhưng mấy hôm nay trời mưa liên tục nên các thành viên phải bám đồng, kịp thời tháo nước cho bà con, đặc biệt là những ruộng lúa bị đổ ngã hoặc còn chưa chín đều.

Theo Sở Nông nghiệp- PTNT Hải Phòng, 7 tháng năm 2013, sản lượng thủy sản nuôi trồng trên địa bàn thành phố giảm 2.700 tấn so với cùng kỳ năm 2013. Diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn giảm mạnh. Đặc biệt, cơn bão số 2 cuối tháng 6 làm hơn 3200 ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại lớn do bão đổ bộ đúng thời điểm triều cường.

Sau đợt thả lần 1 năm nay người nuôi tôm xã Ninh Phú, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) bị thua lỗ vì tôm nuôi chưa đầy 1 tháng bị chết hàng loạt. Họ gắng gượng xoay xở vốn tiếp tục thả nuôi đợt 2 với hy vọng gỡ gạc vốn nhưng vẫn trắng tay.

Sau 6 tháng nuôi, cá nheo cho thu hoạch với trọng lượng từ 1,5kg – 2kg/con, ao của gia đình cho thu hoạch khoảng 1.800kg cá thương phẩm, với giá thị trường 90 nghìn/kg như hiện nay trừ chi phí mỗi lứa cá cho thu lãi từ 50 – 60 triệu đồng, gấp 2-3 lần so với nuôi các giống cá truyền thống. Năm 2013, gia đình tôi tiếp tục mở rộng quy mô nuôi thả gần 2000 cá nheo giống – ông Lệnh rất vui cho biết thêm.