Phát Hiện Cá Tầm Có Kháng Sinh Cấm

Cơ quan chức năng đã kiểm tra nguồn gốc một số loại cá bày bán tại các chợ đầu mối trên địa bàn TP. Hà Nội nhưng tiểu thương không đưa ra được giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của các loại cá, trong đó có cá tầm.
Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Bộ NNPTNT) cho biết từ tháng 5/2013, cơ quan này đã phối hợp với Chi cục Quản lý Chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội và một số cơ quan, ban ngành của Hà Nội tiến hành kiểm tra cá tầm, cá quả, cá trê tại một số chợ đầu mối trên địa bàn Thành phố.
Qua kiểm tra, các tiểu thương tại chợ đều nói là cá có nguồn gốc từ Bắc Giang, Hưng Yên... nhưng lại không đưa ra được giấy tờ chứng minh nguồn gốc sản phẩm.
Qua lấy 30 mẫu để kiểm tra (10 mẫu cá tầm, 10 mẫu cá trê, 10 mẫu cá quả), Cục đã phát hiện có 1 mẫu cá tầm, 1 mẫu cá trê nhiễm hóa chất kháng sinh cấm Leuco Malachite Green và 2 mẫu cá quả nhiễm hóa chất kháng sinh cấm AOZ. Đây là những chất được sử dụng để chống nhiễm vi khuẩn và nấm ngoài da cho cá đã được cấm sử dụng ở Việt Nam từ năm 2007.
Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản sẽ đưa cá tầm vào danh mục giám sát dư lượng hóa chất, kháng sinh thường xuyên trong 6 tháng cuối năm 2013. Đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ NNPTNT để có biện pháp phối hợp với Bộ Công Thương quản lý chặt chẽ tình trạng buôn bán, kinh doanh sản phẩm cá tầm, cá trê, cá quả... trong thời gian tới.
Trước đó, Tập đoàn Cá tầm Việt Nam và Hiệp hội Cá nước lạnh cũng đã tiến hành gặp gỡ báo chí để thông tin một số vấn đề về việc phân biệt cá tầm Việt Nam và cá tầm nhập lậu, đề nghị các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để xử lý thông tin cá tầm nhập lậu, tránh gây hoang mang cho người tiêu dùng, ảnh hưởng đến người sản xuất, nuôi cá tầm trong nước.
Có thể bạn quan tâm

Chính nhờ chịu khó biết ứng dụng khoa học kỹ thuật và năng động trong kinh doanh, ông Hồ Ngọc Vân trở nên khá giả khi lập nghiệp trên vùng đất mới. Với mô hình ương tôm giống, nhiều năm nay mỗi năm ông thu lãi gần 400 triệu đồng.

Nuôi cua thương phẩm đang được nhiều hộ dân trong tỉnh áp dụng nhờ lợi nhuận tương đối ổn định. Ưu điểm của mô hình này vốn đầu tư thấp, kỹ thuật nuôi dễ áp dụng, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương.

Người nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đang phải đối diện với tình trạng thua lỗ nặng vì tôm chết và rớt giá. Hiện nay, ở nhiều vùng tôm như: Ninh Hà, Ninh Lộc… diện tích đìa thả nuôi rất ít.

Đồng Tháp sẽ đưa ra khỏi quy hoạch gần 700 ha vùng nuôi do không đáp ứng tiêu chí. Trong 5 ngành hàng chủ lực mà tỉnh Đồng Tháp lựa chọn để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thì ngành hàng cá tra đóng vai trò khá quan trọng.

Tiết kiệm nhiên liệu, tăng giá bán sản phẩm, làm cầu nối giữa đất liền và tàu khai thác thủy sản xa bờ là ưu thế của tàu dịch vụ hậu cần. Nhưng, hiện nay số lượng tàu dịch vụ hậu cần thủy sản của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu chưa đáp ứng đủ năng lực đánh bắt.