Phát hiện 4 cơ sở vi phạm trong sản xuất kinh doanh giống mắc ca

Qua kiểm tra thực tế mới đây tại 4 cơ sở trên địa bàn các huyện Chư Pah, Đak Đoa và thành phố Pleiku đã phát hiện một số vi phạm.
Tại Công ty TNHH Giống cây trồng VinaMacca Đức Anh Gia Lai có giấy đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh ươm giống cây lâm nghiệp; có các hợp đồng kinh tế số 02/ HĐKT giữa Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Đức Anh Đak Lak và Công ty TNHH Giống cây trồng VinaMacca Đức Anh Gia Lai với số lượng cây giống mắc ca ghép mua bán là 5.000 cây với các dòng 246, OC, 816 và 849. Hợp đồng số 06/ HĐKT giữa Công ty Đức Anh Đak Lak và Công ty Đức Anh Gia Lai với số lượng chồi ghép mắc ca là 20.000 chồi với các dòng 246, OC, 816, 849.
Đoàn kiểm tra đã phát hiện số giống mắc ca trên không có hồ sơ, chứng từ chứng minh nguồn gốc giống (chồi ghép), nguồn gốc lô giống (cây thực sinh) và nguồn gốc lô cây con (cây ghép cũ). Kiểm tra thực tế tại vườn ươm số lượng mắc ca ghép cũ từ năm 2014 và 32.640 cây ghép mới trong năm 2015.
Tại các vườn ươm cây giống của các ông Trần Quốc Tính (TP. Pleiku), cơ sở Thiều Xuân Ảnh (huyện Đak Đoa) và cơ sở kinh doanh cây giống Ngô Gia Trang (huyện Chư Pah). Đoàn kiểm tra đã phát hiện các lỗi vi phạm như sản xuất kinh doanh giống cây mắc ca không có đăng ký kinh doanh giống ngoài danh mục; không có chứng nhận nguồn gốc lô giống; kinh doanh giống cây mắc ca thực sinh và không có nhật ký vườn ươm…
Đoàn kiểm tra đã xử lý 4 cơ sở trong đó nhắc nhở 3 cơ sở, hướng dẫn yêu cầu các cơ sở cam kết không được kinh doanh giống măcca ngoài danh mục, giống không có nguồn gốc chất lượng. Xử phạt hành chính Công ty TNHH Giống cây trồng VinaMacca Đức Anh Gia Lai với số tiền 15 triệu đồng và đình chỉ kinh doanh vì vi phạm sản xuất kinh doanh giống cây mắc ca vô tính (chiết ghép) và không có giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống…
Đặc biệt, Sở Nông nghiệp và PTNT đã kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo đề nghị các phương tiện truyền thông thông tin rộng rãi cho nông dân biết các cơ sở trên sản xuất, kinh doanh giống mắc ca không đảm bảo chất lượng…
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, nhờ chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nhiều loại giống cây mới đã được nông dân huyện Yên Thế (Bắc Giang) đưa vào sản xuất trong đó có cây gấc. Bước đầu đánh giá đây là giống cây phù hợp với đồng đất, khí hậu của địa phương và cho hiệu quả kinh tế cao.

Vụ xuân năm nay, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đưa vào trồng thí nghiệm giống bí Hàn Quốc (còn gọi là bí ngồi) tại xóm Trại Vàng, xã Tân Đức.

Với sự hỗ trợ kinh phí của Quỹ Môi trường toàn cầu Chương trình tài trợ các dự án nhỏ tại Việt Nam, vụ Ðông - Xuân 2014 - 2015 lần đầu tiên 88 hộ dân ở xã Cát Tiến và Cát Chánh (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) triển khai mô hình thâm canh lúa chống chịu ngập úng và nhiễm mặn.

Ít ai ngờ giữa cánh đồng nắng cháy ở thôn Hiệp Thanh, xã Cam Thịnh Đông (TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) lại có một cơ sở nuôi chim bồ câu với số lượng hơn 2.000 con. Chủ nhân của cơ sở này mỗi tháng thu nhập vài chục triệu đồng mà không cần tốn nhiều công sức…

Trong khi nhiều địa phương đang lựa chọn trồng cây gì, nuôi con gì mang lại giá trị kinh tế cao thì phường Hương Vân, TX Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, đã “mặc định” mô hình nuôi heo là hướng làm giàu cho người dân địa phương.