Phát hiện 3.000 vụ vi phạm sản xuất phân bón/năm

Đại diện Chi cục QLTT tỉnh Phú Yên cho biết thời gian gần đây, cơ sở sản xuất phân bón giả đã dùng đất cao lanh, diatomit để trộn thành phân bón NPK và đóng vào bao bì của nhà sản xuất có thương hiệu để đánh lừa người tiêu dùng.
Tinh vi hơn, các cơ sở này sản xuất một số chất chưa đầy đủ thành phần thành sản phẩm rồi cho vào bao bì không in nhãn hiệu, chở đi nơi khác pha chế thành sản phẩm… bán với giá cao để kiếm lời.
“Mỗi năm, riêng lĩnh vực phân bón, lực lượng QLTT phát hiện gần 3.000 vụ vi phạm, tịch thu 1.000 tấn phân bón không đảm bảo chất lượng.
Hiện nay, các ngành chức năng T.Ư đang tìm giải pháp bổ sung để hoàn thiện cơ chế, chính sách đấu tranh chống nạn sản xuất phân bón giả, kém chất lượng.
Bảo vệ việc sản xuất, làm ăn của người nông dân và doanh nghiệp chân chính”- đại diện Cục QLTT (Bộ Công Thương) cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Theo đánh giá của Tổng cục Thủy sản, năm 2013, tình hình dịch bệnh trên tôm nước lợ được các địa phương kiểm soát khá tốt, giá tôm nguyên liệu tăng nên người nuôi yên tâm thả giống, mở rộng diện tích canh tác. Để chuẩn bị tốt cho vụ nuôi năm 2014, Tổng cục Thủy sản đã chỉ đạo các địa phương triển khai kế hoạch sản xuất và phổ biến lịch thời vụ nuôi, đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh, đảm bảo hiệu quả kinh tế từ nuôi tôm nước lợ.

Theo Tổng Cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2013, mặc dù vẫn còn xảy ra dịch bệnh trên tôm nuôi, nhưng về cơ bản vụ nuôi tôm năm nay được mùa ở Việt Nam.

Chiều 12/11, Hội đồng KH-CN tỉnh Phú Yên xét duyệt Dự án Nông thôn miền núi: “Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá chẽm (Lates calcarifer) trong thủy vực nước ngọt quy mô nông hộ tại 2 huyện Đông Hòa, Sông Hinh thuộc tỉnh Phú Yên” do kỹ sư Phạm Trường Giang, Nghiên cứu viên Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Trung (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III) làm chủ nhiệm.

Hiện nay, nông dân xã Trường Long A, huyện Châu Thành A (Hậu Giang), bắt đầu dọn đồng chuẩn bị bơm nước sạ lúa Đông xuân. Đây cũng là lúc bà con thu hoạch vụ cá nuôi trên ruộng với niềm phấn khởi được mùa, được giá.

Đó là mô hình của gia đình anh Võ Tá Lan, xã Vượng Lộc, Huyện Cạn Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Với diện tích trên 3.000m2, 3 năm liền anh nuôi tôm càng xanh đều đạt hiệu quả kinh tế cao.