Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát hiện 2 cây nhãn da bò kháng bệnh chổi rồng

Phát hiện 2 cây nhãn da bò kháng bệnh chổi rồng
Ngày đăng: 09/07/2015

So sánh 2 loại nhãn: loại giống nhãn da bò mới chiết trồng không có dấu hiệu bệnh chổi rồng so với cây nhãn ido bên cạnh.

Ông Tô Văn Bảy cho biết: 2 cây nhãn này cho ra trái khác với nhãn da bò thường, nó có vị ngọt thanh, cơm dày, độ đường cao. Khi sấy 10kg nhãn da bò thường thì cho ra 1kg cơm nhãn thành phẩm, còn nhãn da bò này cho ra tới 1,25kg, thu hoạch được 275 kg/cây/vụ, giá bán cao hơn.

Một cây nhãn da bò không nhiễm bệnh đang cho trái.

TS Nguyễn Văn Hòa - Viện trưởng Viện cây ăn quả miền Nam cho biết: Chúng tôi đang khảo sát, đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển khả năng kháng bệnh chổi rồng của 2 cây nhãn da bò này.

Qua khảo sát sơ bộ, loại nhãn này có đặc tính giống nhãn da bò thông thường nhưng 2 cây này không nhiễm bệnh qua nhiều năm trồng. Khi chiết nhánh trồng xen với các loại nhãn da bò khác hay nhãn ido thì các loại cây khác bệnh nhưng loại nhãn này có tỉ lệ nhiễm rất thấp.

Trước mắt, đây là một loại giống quý, Viện sẽ phối hợp với Sở hỗ trợ công nhận cây đầu dòng và tiếp tục nghiên cứu để công nhận là cây giống đầu dòng chính hiệu và cho tiến hành nhân giống để bà con trồng.

Thời gian tiến hành thủ tục khoảng 2 - 3 năm. Nếu thành công thì đây là một phát hiện rất hữu ích, giúp nông dân có giống nhãn da bò mới kháng bệnh tốt.


Có thể bạn quan tâm

Không Lo Thiếu Phân Đạm Vụ Hè Thu ! Không Lo Thiếu Phân Đạm Vụ Hè Thu !

“Giá urea có xu hướng tăng trong thời gian gần đây do ảnh hưởng của giá xăng dầu tăng làm tăng cước phí vận chuyển và tâm lý mua hàng tích trữ để chuẩn bị vào vụ HT” - ông Nguyễn Hồng Vinh, Phó tổng giám đốc TCty PB và Hóa chất Dầu khí

17/04/2012
Câu Mực Tầng Đáy Mở Hướng Thoát Nghèo Câu Mực Tầng Đáy Mở Hướng Thoát Nghèo

Câu mực tầng đáy hiện được xem là nghề mới đem lại hiệu quả kinh tế cho ngư dân khai thác hải sản ở các tỉnh ven biển ĐBSCL, đồng thời góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Mực ống thường sống ở độ sâu gần 100m nước, tập trung nhiều ở vùng nước sâu khoảng 30 - 50m. Một số loài mực khác lại sống ở các vùng biển khơi với độ sâu hơn 100m nước

23/11/2011
Từ Tổ Đội Đến Nghiệp Đoàn Nghề Cá Từ Tổ Đội Đến Nghiệp Đoàn Nghề Cá

Mấy năm gần đây, cụm từ “tổ đội đánh bắt” được bổ sung vào “từ điển” của ngành hải sản. Nó như “cú hích” cho ngành hải sản, tạo điều kiện cho ngư dân bám biển trong thời khốn khó và đầy bất trắc. Những tổ đội này ban đầu được thành lập ở Đà Nẵng rồi nhân ra Quảng Nam, Quảng Ngãi… và đến nay nhiều địa phương miền Trung áp dụng như một điển hình trong hoạt động đánh bắt xa bờ.

20/04/2012
Cần Cảnh Giác Với “Tôm Sạch Bệnh” Cần Cảnh Giác Với “Tôm Sạch Bệnh”

Con giống sạch bệnh được người nuôi tôm trong tỉnh Cà Mau hướng đến, nhất là ở mô hình nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, người nuôi tôm còn chủ quan đối với con giống có thương hiệu sạch bệnh, đã qua kiểm dịch nên dịch bệnh vẫn xảy ra

10/08/2011
Khống Chế Sâu Bệnh Hại Vải Thiều Khống Chế Sâu Bệnh Hại Vải Thiều

Do thời tiết âm u kéo dài, nên sâu bệnh đã “tấn công” những vườn vải thiều đang ra hoa ở Hải Dương.

20/04/2012