Phát Động Chương Trình Bình Chọn Danh Hiệu Chất Lượng Vàng Thủy Sản Việt Nam 2014

Ngày 11/4 tại Hà Nội, Hội nghề cá Việt Nam đã chính thức phát động chương trình bình chọn Danh hiệu Chất lượng vàng Thủy sản Việt Nam 2014.
Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Võ Văn Trác, PCT thường trực Hội Nghề cá Việt Nam cho biết, năm nay tiêu chí sẽ có nhiều điểm mới như sẽ tạo điều kiện cho tất cả các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực thủy sản tham gia, đồng thời chú trọng hơn đến đối tượng là các ngư dân có hoạt động khai thác thủy sản xa bờ.
Bên cạnh đó, hồ sơ đăng ký sẽ được đơn giản hóa. Đồng thời, quá trình xét chọn sẽ được thực hiện công khai và minh bạch, khách quan, gắn với địa phương, lắng nghe ý kiến của các cơ sở, tổ chức, đơn vị... nơi đối tượng tham gia xét giải sinh hoạt...
Danh hiệu Chất lượng vàng Thủy sản Việt Nam nhằm ghi nhận thành tích, khơi dậy ý thức trách nhiệm của nông dân, ngư dân, doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà khoa học, nhà quản lý đang tham gia hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của ngành thủy sản.
Qua hai lần trao tặng vào các năm 2009 và 2012, với định kỳ 2 năm/ lần. Năm nay, Danh hiệu Chất lượng vàng Thủy sản Việt Nam dành cho 100 doanh nghiệp, cá nhân, tập thể tiêu biểu hoạt động trong lĩnh vực thủy sản của cả nước; trong đó 10 tập thể, cá nhân, doanh nghiệp xuất sắc nhất sẽ được nhận Bằng khen của Bộ NN & PTNT, dựa trên 4 tiêu chí: Hiệu quả kinh tế; Hiệu quả xã hội; Ứng dụng KHCN vào sản xuất; Bảo vệ nguồn lợi và môi trường sinh thái.
Có thể bạn quan tâm

Hàng tấn dưa chuột bao tử xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến tại tỉnh Hà Nam đang có nguy cơ phải đổ bỏ khi đầu ra bế tắc.

Cách đây ít phút, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có thông cáo cho biết chưa phát hiện gạo giả trên thị trường VN.

Giá chanh không hạt hiện cao ngất ngưỡng, nhiều nông dân ở nhiều tỉnh ĐBSCL đã bỏ lúa và các loại cây trồng khác để chuyển sang trồng chanh, bất chấp nguy cơ bị bí đầu ra.

Với hạn mức 15.000 tấn tôm Hàn Quốc ưu đãi miễn thuế cho Việt Nam, sẽ có 7 mã hàng được áp thuế suất thuế XK 0% và áp dụng ngay khi Hiệp định Thương mai tự do (FTA) Việt Nam - Hàn Quốc có hiệu lực.

Đầu năm 2015 đến nay, một số doanh nghiệp xuất khẩu (XK) chè của Việt Nam đã gặp phải tình trạng chè đã xuất đi bị trả lại. Đây là hệ lụy của hệ thống sản xuất và quản lý nhiều vùng chè còn bất cập.