Phát Động Chương Trình Bình Chọn Danh Hiệu Chất Lượng Vàng Thủy Sản Việt Nam 2014

Ngày 11/4 tại Hà Nội, Hội nghề cá Việt Nam đã chính thức phát động chương trình bình chọn Danh hiệu Chất lượng vàng Thủy sản Việt Nam 2014.
Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Võ Văn Trác, PCT thường trực Hội Nghề cá Việt Nam cho biết, năm nay tiêu chí sẽ có nhiều điểm mới như sẽ tạo điều kiện cho tất cả các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực thủy sản tham gia, đồng thời chú trọng hơn đến đối tượng là các ngư dân có hoạt động khai thác thủy sản xa bờ.
Bên cạnh đó, hồ sơ đăng ký sẽ được đơn giản hóa. Đồng thời, quá trình xét chọn sẽ được thực hiện công khai và minh bạch, khách quan, gắn với địa phương, lắng nghe ý kiến của các cơ sở, tổ chức, đơn vị... nơi đối tượng tham gia xét giải sinh hoạt...
Danh hiệu Chất lượng vàng Thủy sản Việt Nam nhằm ghi nhận thành tích, khơi dậy ý thức trách nhiệm của nông dân, ngư dân, doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà khoa học, nhà quản lý đang tham gia hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của ngành thủy sản.
Qua hai lần trao tặng vào các năm 2009 và 2012, với định kỳ 2 năm/ lần. Năm nay, Danh hiệu Chất lượng vàng Thủy sản Việt Nam dành cho 100 doanh nghiệp, cá nhân, tập thể tiêu biểu hoạt động trong lĩnh vực thủy sản của cả nước; trong đó 10 tập thể, cá nhân, doanh nghiệp xuất sắc nhất sẽ được nhận Bằng khen của Bộ NN & PTNT, dựa trên 4 tiêu chí: Hiệu quả kinh tế; Hiệu quả xã hội; Ứng dụng KHCN vào sản xuất; Bảo vệ nguồn lợi và môi trường sinh thái.
Có thể bạn quan tâm

Để có được thu nhập hàng trăm triệu từ nuôi cua, ông Hoàng Thế Lộc (thôn Hoà Lâm, xã Hòa Long, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội) đã từng còng lưng ngoài đồng nhiều ngày trời, chỉ để “rình” cua kiếm ăn, tìm mồi như thế nào để... áp dụng vào ao nuôi của mình.

Theo lời giới thiệu của cán bộ Hội Nông dân xã Định An, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, chúng tôi tìm đến nhà anh Phan Thanh Bình (sinh năm 1981) ở ấp 2, An Phước. Vừa làm công nhân tại Nông trường Cao su Trần Văn Lưu vừa chăn nuôi trâu sinh sản, anh Bình trở thành tấm gương điển hình về làm kinh tế giỏi, đi lên từ chính nghề nuôi trâu.

Đi ngang qua ven biển Khai Long, địa phận ấp Rạch Thọ, xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển), phóng tầm mắt, một bên là bãi Khai Long sôi động với nghề nuôi nghêu, một bên là rừng đước thẳng hàng. Quan sát dưới chân rừng, ấn tượng bởi một hình ảnh thực sự bất ngờ ngay giữa miền biển Đất Mũi: Đó là hàng trăm con dê đang mải mê kiếm ăn. Những hình ảnh đẹp, bình dị này khiến nhiều người nghĩ rằng đang lạc về một chốn thảo nguyên thanh bình chứ không phải đang ở miền biển cực Nam Tổ quốc.

Chỉ bằng nghề trồng chuối tây, hàng trăm hộ dân ở xã Kim Bình (huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang) đã có thu nhập từ 100 triệu đồng/hộ trở lên. Chuối tây ở Kim Bình giờ được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với số lượng và giá cả ổn định.

Là người tiên phong chăn nuôi giống gà Phùng tại địa phương, mỗi năm gia đình chị Phạm Thị Hoan, xóm Tân Đông, Đồng Văn, Tân Kỳ (Nghệ An) thu lãi hơn gần 500 triệu đồng.