Phát điện từ khí sinh học

Theo Sở NN-PTNT Tiền Giang, 2 năm qua, dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp đã hỗ trợ xây dựng 2.900 công trình khí sinh học (biogas).
Giai đoạn 2014-2018 hỗ trợ không hoàn lại với số tiền 3 triệu đồng/công trình, Ngân hàng NN - PTNT cho vay 80% giá trị công trình với lãi suất thấp hơn lãi hiện hành, ngày càng cuốn hút người chăn nuôi tham gia.
Hiệu quả của công trình khí sinh học là giải quyết tốt ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, tận dụng khí sinh học để đun nấu trong gia đình.
Đối với những trang trại chăn nuôi lớn, nếu đầu tư thêm máy phát phát điện vận hành bằng khí sinh học giảm đáng kể chi phí sử dụng điện lưới quốc gia.
Ông Bùi Thế Minh, ấp Long Thạnh, xã Long An (huyện Châu Thành) đã hơn 10 năm cung cấp máy phát điện bằng khí sinh học cho nhiều chủ trang trại chăn nuôi gia súc cho biết:
"Ở Tiền Giang hiện có trên 30 máy phát điện chạy bằng khí sinh học do chính tôi lắp đặt cho các chủ trang trại.
Hộ chăn nuôi khoảng 100 con heo xây hầm biogas 26,5 m3 là đủ khí sinh học vận hành máy nổ kéo mô tơ 3 kW phát điện liên tục 24/24 giờ.
Đầu tư máy phát điện bằng khí sinh học (khoảng 36 triệu đồng) sẽ giảm chi phí điện lưới từ 30 - 40% tùy theo cách vận hành.
Bảo quản tốt sử dụng khoảng 20 năm thì người chăn nuôi tăng thêm lợi nhuận đáng kể".
Ông Huỳnh Thanh Nông, kỹ thuật viên Ban Quản lý dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp Tiền Giang cho biết: "Dự án đang phát huy hiệu quả, giúp nhiều địa phương hoàn thành tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM.
Dự án được triển khai nhanh là do có 18 kỹ thuật viên được trang bị tốt kiến thức, thường xuyên được tập huấn nâng cao chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm về khí sinh học.
Tất cả các công trình đều được kỹ thuật viên đến kiểm tra, giám sát, nghiệm thu.
Ngoài ra, với hơn 32 đội thợ xây công trình khí sinh học và 5 đội lắp đặt khí sinh học composite tay nghề giỏi, có nhiều kinh nghiệm đã đẩy nhanh được tiến độ thực hiện.
Tất cả các công trình đều được đảm bảo đúng các thông số kỹ thuật, vận hành tốt và được bảo hành từ 1 - 3 năm".
Ông Nguyễn Thanh Cẩn, GĐ Sở NN-PTNT kiêm GĐ BQL Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp Tiền Giang cho biết, dự án được thực hiện đến cuối năm 2018 gồm 4 hợp phần:
Quản lý chất thải chăn nuôi; tín dụng cho các chuỗi giá trị khí sinh học; chuyển giao công nghệ SX nông nghiệp các bon thấp và quản lý dự án.
Từ tháng 4/2014 đến nay hợp phần quản lý chất thải được triển khai thực hiện được 1.018/2.900 công trình khí sinh học thuộc dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp.
Dự án đã tổ chức tập huấn vận hành công trình khí sinh học, giám sát xây và lắp đặt công trình đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và đảm bảo chất lượng; quản lý chất thải chăn nuôi an toàn; xây dựng các mô hình trình diễn trang trại chăn nuôi và nghiên cứu ứng dụng chuyển giao công nghệ chăn nuôi các bon thấp cho nông dân.
Dự án còn tập huấn đào tạo cán bộ khuyến nông, nông dân chủ chốt làm hạt nhân thúc đẩy, đưa công nghệ SX các bon thấp vào ứng dụng trên địa bàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Tổng Công ty CP Bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn (SABECO) vừa tổ chức trao tặng biểu trưng hỗ trợ ngư dân bám biển cho hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi với số tiền 12 tỷ đồng (mỗi tỉnh 6 tỷ đồng). Số tiền này sẽ được đầu tư trang bị tàu đánh cá mới để ngư dân có công cụ vươn khơi bám biển.

Sau khi Công an Hà Nội bắt giữ vụ giống lúa BC15 của Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình (TSC) bị làm giả, lãnh đạo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) và đại diện doanh nghiệp khẳng định, việc giống giả không liên quan đến lúa BC15 lép ở một số tỉnh.

Công ty TNHH trái cây Long Khánh (TX.Long Khánh - Đồng Nai) chuyên cung cấp hàng cho các hệ thống siêu thị lớn, như: BigC, Co.opMart với doanh thu mỗi tháng đạt cả tỷ đồng. Giám đốc công ty là anh Huỳnh Văn Hải, người đã bỏ nhiều công sức xây dựng thương hiệu cho trái cây đặc sản của địa phương.

Rau nhút là loại chỉ ưa sống và phát triển tốt ở vùng nước sạch sẽ. Người trồng rau nhút cũng không cần sử dụng nhiều phân, thuốc nên loại rau này còn được xem là thực phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Đó là điều kiện thuận lợi để mô hình trồng rau nhút được nhiều hộ dân ở ấp Vĩnh Hưng, xã Vĩnh Thạnh Trung (Châu Phú - An Giang) nhân rộng.

Năm 2008, nghề nuôi yến chính thức xuất hiện, khi TP.Hồ Chí Minh thực hiện đề án thí điểm nhà nuôi yến tại xã Tam Thôn Hiệp (huyện Cần Giờ). Từ đó đến nay, hoạt động dẫn dụ yến phát triển rầm rộ.