Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát điện từ khí sinh học

Phát điện từ khí sinh học
Ngày đăng: 27/10/2015

Theo Sở NN-PTNT Tiền Giang, 2 năm qua, dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp đã hỗ trợ xây dựng 2.900 công trình khí sinh học (biogas).

Giai đoạn 2014-2018 hỗ trợ không hoàn lại với số tiền 3 triệu đồng/công trình, Ngân hàng NN - PTNT cho vay 80% giá trị công trình với lãi suất thấp hơn lãi hiện hành, ngày càng cuốn hút người chăn nuôi tham gia.

Hiệu quả của công trình khí sinh học là giải quyết tốt ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, tận dụng khí sinh học để đun nấu trong gia đình.

Đối với những trang trại chăn nuôi lớn, nếu đầu tư thêm máy phát phát điện vận hành bằng khí sinh học giảm đáng kể chi phí sử dụng điện lưới quốc gia.

Ông Bùi Thế Minh, ấp Long Thạnh, xã Long An (huyện Châu Thành) đã hơn 10 năm cung cấp máy phát điện bằng khí sinh học cho nhiều chủ trang trại chăn nuôi gia súc cho biết:

"Ở Tiền Giang hiện có trên 30 máy phát điện chạy bằng khí sinh học do chính tôi lắp đặt cho các chủ trang trại.

Hộ chăn nuôi khoảng 100 con heo xây hầm biogas 26,5 m3 là đủ khí sinh học vận hành máy nổ kéo mô tơ 3 kW phát điện liên tục 24/24 giờ.

Đầu tư máy phát điện bằng khí sinh học (khoảng 36 triệu đồng) sẽ giảm chi phí điện lưới từ 30 - 40% tùy theo cách vận hành.

Bảo quản tốt sử dụng khoảng 20 năm thì người chăn nuôi tăng thêm lợi nhuận đáng kể".

Ông Huỳnh Thanh Nông, kỹ thuật viên Ban Quản lý dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp Tiền Giang cho biết: "Dự án đang phát huy hiệu quả, giúp nhiều địa phương hoàn thành tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM.

Dự án được triển khai nhanh là do có 18 kỹ thuật viên được trang bị tốt kiến thức, thường xuyên được tập huấn nâng cao chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm về khí sinh học.

Tất cả các công trình đều được kỹ thuật viên đến kiểm tra, giám sát, nghiệm thu.

 Ngoài ra, với hơn 32 đội thợ xây công trình khí sinh học và 5 đội lắp đặt khí sinh học composite tay nghề giỏi, có nhiều kinh nghiệm đã đẩy nhanh được tiến độ thực hiện.

Tất cả các công trình đều được đảm bảo đúng các thông số kỹ thuật, vận hành tốt và được bảo hành từ 1 - 3 năm".

Ông Nguyễn Thanh Cẩn, GĐ Sở NN-PTNT kiêm GĐ BQL Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp Tiền Giang cho biết, dự án được thực hiện đến cuối năm 2018 gồm 4 hợp phần:

Quản lý chất thải chăn nuôi; tín dụng cho các chuỗi giá trị khí sinh học; chuyển giao công nghệ SX nông nghiệp các bon thấp và quản lý dự án.

Từ tháng 4/2014 đến nay hợp phần quản lý chất thải được triển khai thực hiện được 1.018/2.900 công trình khí sinh học thuộc dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp.

 Dự án đã tổ chức tập huấn vận hành công trình khí sinh học, giám sát xây và lắp đặt công trình đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và đảm bảo chất lượng; quản lý chất thải chăn nuôi an toàn; xây dựng các mô hình trình diễn trang trại chăn nuôi và nghiên cứu ứng dụng chuyển giao công nghệ chăn nuôi các bon thấp cho nông dân.

Dự án còn tập huấn đào tạo cán bộ khuyến nông, nông dân chủ chốt làm hạt nhân thúc đẩy, đưa công nghệ SX các bon thấp vào ứng dụng trên địa bàn tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Hơn 80% rau, hoa sử dụng giống mới Hơn 80% rau, hoa sử dụng giống mới

Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, thông qua công tác nghiên cứu khoa học, nhất là các đề tài liên quan đến việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất lao động.

29/10/2015
Kiên Nấm Kiên Nấm

Từng học chuyên ngành xã hội nhưng lại đam mê với sản xuất, kinh doanh nên Nguyễn Xuân Kiên, Giám đốc Công ty TNHH Nam Anh đã mạnh dạn đầu tư sản xuất các loại nấm với quy mô lớn, trong đó có đông trùng hạ thảo, một loại dược liệu quý.

29/10/2015
Cánh đồng lớn giúp năng suất mía đạt 100 tấn/hécta Cánh đồng lớn giúp năng suất mía đạt 100 tấn/hécta

Theo Hợp tác xã dịch vụ kinh doanh tổng hợp nông nghiệp Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), vụ thu hoạch năm nay, năng suất mía tại cánh đồng lớn dự kiến đạt từ 90 - 100 tấn/hécta, tăng khoảng 40 tấn/hécta so với năng suất cùng kỳ năm ngoái.

29/10/2015
Phát huy tiềm năng vườn cây ăn quả ở Gò Công Tây Phát huy tiềm năng vườn cây ăn quả ở Gò Công Tây

Hiện nay, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang đã mở rộng diện tích vườn trồng cây ăn quả các loại lên gần 3.000 ha trong đó chủ lực là cây dừa với diện tích khoảng 2.400 ha, còn lại là các loại cấy ăn quả có giá trị khác như: thanh long, cây có múi…

29/10/2015
Luân canh dưa hấu trên nền đất lúa cho hiệu quả khá tốt Luân canh dưa hấu trên nền đất lúa cho hiệu quả khá tốt

Từ đầu năm đến nay, Trạm Khuyến nông Mang Thít (Vĩnh Long) đã chuyển giao kỹ thuật cho nông dân thực hiện khoảng 8ha mô hình luân canh dưa hấu trên nền đất lúa, lợi nhuận cao hơn từ 2 - 3 lần trồng lúa.

29/10/2015