Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phạt 5-6 triệu đồng với hành vi bơm nước vào gia súc khi giết mổ

Phạt 5-6 triệu đồng với hành vi bơm nước vào gia súc khi giết mổ
Ngày đăng: 09/10/2015

Bơm nước vào gia súc là hành vi gian lận thương mại, gây mất an toàn thực phẩm.

Lượng nước bẩn bơm vào nhiều, gây áp suất thẩm thấu rất lớn, các loại vi sinh vật gây tiêu chảy như E.coli và các chất độc hại từ nguồn nước bẩn cũng được hấp thu cùng, làm cho thịt bị nhiễm bẩn, thậm chí có cả mùi hôi và thịt rất mau hỏng.

Do vậy, Cục Thú y vừa có hướng dẫn phát hiện gia súc, thịt gia súc trước khi sử dụng cũng như các biện pháp xử lý hành vi này.

Đối với thịt gia súc, cần quan sát độ tươi, đàn hồi, độ dính. Thịt tươi ngon sẽ có độ săn chắc nhất định, sờ vào thớ thịt cảm giác đàn hồi, khô và dính. Miếng thịt có thớ thịt nhỏ, ánh màu sáng.

Tại các quầy kinh doanh thịt, có thể phân biệt bằng cách dùng ngón tay ấn lên miếng thịt, nếu thấy bề mặt tạo thành vết lõm và nhanh chóng phục hồi khi nhấc tay ra là thịt tươi ngon, còn ngược lại là thịt kém chất lượng.

Thịt từ gia súc bị bơm nước trước khi mổ có màu thịt nhạt hơn, để 1 - 2 giờ thịt rỉ nước ra nhiều hơn bình thường.

Khi ấn tay vào thịt thấy bùng nhùng, quan sát kỹ sẽ thấy nước rỉ ra.

Cục Thú y cũng cho biết, nếu kiểm tra thấy con gia súc có biểu hiện bị bơm nước trước khi giết mổ, cán bộ thú y làm công tác kiểm soát giết mổ sẽ thực hiện biện pháp lưu giữ gia súc để theo dõi trong 6 giờ

. Trong thời gian lưu giữ, con vật nào yếu do bị bơm nước nhiều quá sẽ chết do ngộp nước và được xử lý bằng giải pháp luộc chín trước khi xuất khỏi lò. Trường hợp những con vật còn sống, sẽ có thời gian thải bớt nước ra khỏi cơ thể.

Đối với thịt gia súc, hiện không có phương tiện, thiết bị xác định chính xác thịt gia súc, gia cầm đã bị đưa nước vào cơ thể trước khi giết mổ đang lưu thông trên thị trường mà chỉ dựa vào cảm quan như đã hướng dẫn ở trên.

Tuy nhiên, khi nghi ngờ thịt gia súc, gia cầm bị bơm nước, cơ quan thú y sẽ lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh vật và chất tồn dư, đối chiếu với quy định hiện hành để xử lý theo quy định khi kết quả không đạt yêu cầu.

Về hình thức xử lý, Cục Thú y nêu rõ, theo quy định của Chính phủ tại Nghị định 119/2013/NĐ-CP, phạt tiền từ 5 - 6 triệu đồng đối với cá nhân có hành vi đưa nước vào động vật trước và sau khi giết mổ, đồng thời buộc chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm động vật làm thức ăn chăn nuôi đối với hành vi bơm nước nêu trên, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Mặt khác đối với các trường hợp vi phạm nêu trên, theo quy định của Chính phủ, có thể áp dụng hình thức phạt tiền theo giá trị của sản phẩm, các hình thức phạt bổ sung và khắc phục hậu quả.


Có thể bạn quan tâm

30 Nông Dân Huyện Mường Ảng Được Tập Huấn Trồng Cà Phê Chè 30 Nông Dân Huyện Mường Ảng Được Tập Huấn Trồng Cà Phê Chè

Trong thời gian tập huấn, các học viên cũng được chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về kỹ thuật trồng cây cà phê, được thuyết trình, thảo luận nhóm. Sau khóa tập huấn các học viên sẽ là những tuyên truyền viên tích cực gương mẫu trong phong trào thi đua sản xuất giỏi giúp các bản, xã tại địa phương phát triển trồng cây cà phê mang tính bền vững lâu dài, có định hướng.

11/06/2014
Xã An Phúc (Bạc Liêu) Nuôi Dê - Nhiều Nông Dân Làm Giàu Xã An Phúc (Bạc Liêu) Nuôi Dê - Nhiều Nông Dân Làm Giàu

Trong quá trình tìm kiếm các đối tượng nuôi mới, nhiều nông dân xã An Phúc (huyện Đông Hải - Bạc Liêu) đã nuôi thử nghiệm dê thịt và thành công với mô hình này.

30/06/2014
Thu Hoạch Nhanh Gọn Vụ Xuân, Chủ Động Sản Xuất Vụ Mùa, Vụ Đông Thu Hoạch Nhanh Gọn Vụ Xuân, Chủ Động Sản Xuất Vụ Mùa, Vụ Đông

Vụ đông xuân 2013-2014, tranh thủ thời tiết thuận lợi, có mưa đều rải vụ, sâu bệnh ít cộng với sự chỉ đạo kịp thời của các cấp, các ngành và nỗ lực của bà con nông dân nên kết quả sản xuất hai vụ được mùa.

11/06/2014
CAS - Giải Pháp Công Nghệ Mới Bảo Quản Vải Thiều CAS - Giải Pháp Công Nghệ Mới Bảo Quản Vải Thiều

Sản lượng lớn, chất lượng tốt song khâu bảo quản và tiêu thụ quả tươi vẫn đang là một thách thức đối với người trồng vải. Việc tìm kiếm, ứng dụng công nghệ bảo quản sẽ mở ra cơ hội cho vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) thâm nhập các thị trường "khó tính”, tăng giá trị và hiệu quả kinh tế.

30/06/2014
Mô Hình Sử Dụng Phân NPK-S Lâm Thao Khép Kín Cho Lúa Đạt Năng Suất Cao Mô Hình Sử Dụng Phân NPK-S Lâm Thao Khép Kín Cho Lúa Đạt Năng Suất Cao

Vừa qua, tại xã Cao Xá (huyện Lâm Thao), Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức tham quan đầu bờ mô hình trình diễn sử dụng phân bón NPK-S khép kín (chuyên dùng) và ứng dụng bản đồ nông hóa trong bón phân cho cây lúa xuân trên đất phù sa.

11/06/2014