Phần lớn hộ đầu tư nuôi tôm sú bị lỗ vốn

Trong khi giá bán tôm sú ổn định, thìgiá bán tôm thẻ chân trắng chỉ từ 55.000 đồng đến 60.000 đồng/kg, thấp nhất kể từ hơn 5 năm trởlại đây ởhuyện Tuy An.
Ngoài ra, do gặp điều kiện thời tiết bất lợi, môi trường nước ở nhiều khu vực thả nuôi bị ô nhiễm nghiêm trọng và chất lượng con giống kém nên đã có 87ha tôm nuôi (trong tổng số 355ha tôm thả nuôi trong vụ này) mắc bệnh hoại tử gan tụy, bị mất trắng hoặc phải thu hoạch non.
Do vậy, trong vụ nuôi tôm này đã có hơn 3/4 diện tích tôm nuôi bị lỗ vốn, số còn lại hòa vốn, hoặc chỉ lãi nhưng mức rất thấp.
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê sơ bộ của Hội Nông dân xã Hoài Thanh (Hoài Nhơn - Bình Định), đến nay, trên địa bàn xã có trên 200 vườn tiêu (quy mô từ 100 gốc trở lên), trong đó có khoảng 60% vườn đã cho quả. Từ sự phát triển mạnh cây tiêu dẫn đến thuê mướn nhân công hái tiêu không dễ, khi tiêu vào mùa thu hoạch.

Vụ thu hoạch điều năm nay ở Sơn Tân (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa), nông dân kém vui khi điều mất mùa khoảng 60 - 70% do nắng hạn, sâu bệnh…

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nông, lâm, thủy sản đã và đang được xã hội quan tâm, nhất là người tiêu dùng. Trong đó rau ăn lá, củ, rau gia vị là thế mạnh của tỉnh Tiền Giang với sản lượng khá lớn, cung cấp cho người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, kể cả xuất khẩu.

Vụ Đông Xuân (ĐX) 2014 - 2015, nông dân Bình Thuận (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) sản xuất gần 400 ha đậu phụng. Nếu như những năm trước phải sản xuất trong điều kiện thiếu nước tưới, rất vất vả, thì năm nay với nguồn nước tưới dồi dào được tăng cường từ hệ thống kênh tưới Văn Phong vừa xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng, bà con nông dân xã Bình Thuận đã có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển cây đậu phụng.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bệnh trắng lá mía tiếp tục gây hại 2.113ha; tỷ lệ bệnh từ 30 đến hơn 70%. Cụ thể: Tại thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), bệnh phát sinh gây hại khoảng 2.106ha, tăng 932ha so với niên vụ 2013 - 2014, tập trung gây hại mía giai đoạn đẻ nhánh, vươn lóng với các giống nhiễm chủ yếu là Suphanburi 7, U-Thoong 4, K95-156. Tại huyện Diên Khánh, diện tích nhiễm bệnh là 6,4ha trên giống Suphanburi 7, U-thoong 4.