Phấn đấu tỷ lệ bò lai Brahman đỏ trên 70% vào năm 2017

Chương trình phát triển nhanh đàn bò lai Brahman đỏ của tỉnh giai đoạn 2015 - 2017 với mục tiêu nhằm tiếp tục cải tạo đàn bò lai sind thành đàn bò lai Brahman đỏ cho năng suất, chất lượng và hiệu quả, phấn đấu đến năm 2017, tỷ lệ bò lai Brahman đỏ toàn tỉnh đạt trên 70%.
Chương trình sẽ đào tạo kỹ thuật viên tại một số xã thực hiện chương trình; tổ chức khoảng 135 lớp tập huấn, tuyên truyền cho nhân dân các địa phương tham gia thực hiện về quy trình chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho bò; hỗ trợ 66 nghìn liều tinh Brahman đỏ để truyền tinh nhân tạo.
Năm 2015 chương trình sẽ lựa chọn triển khai trên địa bàn mỗi huyện một xã và đến năm 2016 - 2017 sẽ triển khai ở tất cả các xã trên địa bàn tỉnh.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Minh Ngọc nhấn mạnh: Đây là Chương trình lớn của tỉnh, có ý nghĩa cả về kinh tế và xã hội, vì vậy đòi hỏi phải có sự vào cuộc của nhiều ngành, địa phương và cả người dân. Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu trong năm 2015, chương trình phải sản xuất được 10 nghìn con bò Brahman đỏ. Ban quản lý Chương trình phải tổ chức tập huấn, đào tạo kỹ thuật, các xã phải coi đây là chương trình phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống của nhân dân.
Có thể bạn quan tâm

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Đồng Nai, tổng đàn gà trên địa bàn tỉnh hiện nay trên 11,6 triệu con, tăng khoảng 1 triệu con so với cuối năm 2012. Trong đó, chăn nuôi theo hình thức trang trại chiếm hơn 88%, chăn nuôi nhỏ lẻ chỉ gần 12%. Các công ty chăn nuôi nước ngoài và liên doanh chiếm gần 2/3 tổng đàn gà của tỉnh.

Hàng năm, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch phòng chống đói, rét cho đàn trâu, bò; chỉ đạo các cơ quan liên quan, UBND các xã, thị trấn phối hợp với các hội đoàn thể và các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật và kinh nghiệm phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho trâu, bò đến tận người chăn nuôi. Thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết để người chăn nuôi chủ động hơn.

Họ đã từng háo hức làm bằng được nông sản sạch theo các quy trình GlobalGAP (chuẩn toàn cầu), VietGAP (chuẩn Việt Nam) để xin cấp giấy chứng nhận. Sau 1 năm chứng nhận hết hạn, tính toán lại số tiền bỏ ra làm GAP cao hơn nhiều so với tiền lời, nông dân lặng lẽ rút lui.

Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Gia Lai sâu bệnh hại hồ tiêu bùng phát khá mạnh, nhất là bệnh chết nhanh, chết chậm, gây thiệt hại lớn cho nông dân. Trong khi đó, do tiêu được giá khiến bà con ồ ạt mở rộng diện tích, càng làm cho dịch bệnh lây lan nhanh và khó kiểm soát. Để giúp nông dân khắc phục tình trạng này, Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp tỉnh Gia Lai đã xây dựng và chuyển giao mô hình phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM trên cây hồ tiêu, bước đầu thu được kết quả khả quan.

Nhằm góp phần bảo vệ môi trường nông thôn và nâng cao nhận thức người dân, thời gian qua một số địa phương trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã triển khai thực hiện nhiều điểm thu gom rác thải, vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng. Tuy mới triển khai trong thời gian ngắn, nhưng mô hình này đã góp phần làm giảm lượng rác thuốc bảo vệ thực vật ngoài đồng ruộng.