Phấn đấu tỷ lệ bò lai Brahman đỏ trên 70% vào năm 2017

Chương trình phát triển nhanh đàn bò lai Brahman đỏ của tỉnh giai đoạn 2015 - 2017 với mục tiêu nhằm tiếp tục cải tạo đàn bò lai sind thành đàn bò lai Brahman đỏ cho năng suất, chất lượng và hiệu quả, phấn đấu đến năm 2017, tỷ lệ bò lai Brahman đỏ toàn tỉnh đạt trên 70%.
Chương trình sẽ đào tạo kỹ thuật viên tại một số xã thực hiện chương trình; tổ chức khoảng 135 lớp tập huấn, tuyên truyền cho nhân dân các địa phương tham gia thực hiện về quy trình chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho bò; hỗ trợ 66 nghìn liều tinh Brahman đỏ để truyền tinh nhân tạo.
Năm 2015 chương trình sẽ lựa chọn triển khai trên địa bàn mỗi huyện một xã và đến năm 2016 - 2017 sẽ triển khai ở tất cả các xã trên địa bàn tỉnh.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Minh Ngọc nhấn mạnh: Đây là Chương trình lớn của tỉnh, có ý nghĩa cả về kinh tế và xã hội, vì vậy đòi hỏi phải có sự vào cuộc của nhiều ngành, địa phương và cả người dân. Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu trong năm 2015, chương trình phải sản xuất được 10 nghìn con bò Brahman đỏ. Ban quản lý Chương trình phải tổ chức tập huấn, đào tạo kỹ thuật, các xã phải coi đây là chương trình phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống của nhân dân.
Có thể bạn quan tâm

Vùng mía nguyên liệu cho 3 nhà máy đường trên địa bàn tỉnh hàng năm được ổn định từ 28.600 - 28.800 ha. Trong đó, Nhà máy đường Tate & Lyle 18.800 ha, Nhà máy đường Sông Con 8.200 ha và Nhà máy đường Sông Lam 1.800 ha. Nhưng niên vụ ép 2014 - 2015 này trên cả 3 vùng mía nguyên liệu của 3 nhà máy diện tích năng suất và sản lượng mía đều thấp thua so với kế hoạch đề ra và giảm nhiều so với niên vụ ép năm 2013 - 2014.

Nguyên nhân khiến giá hạt tiêu giảm là do đang vào vụ thu hoạch, nguồn cung khá dồi dào, nhiều nhà vườn sau khi thu hoạch đều đồng loạt bán ra để thanh toán các khoản công nợ, như: tiền mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công thợ. Theo các nhà vườn, nếu hạt tiêu nằm mức từ 100 ngàn đồng/kg trở lên, người trồng đã có lời cao.

Diện tích tập trung ở các xã: Tân Thịnh, An Hà, Tân Hưng, Quang Thịnh, Đào Mỹ, Nghĩa Hưng, Hương Sơn. Các doanh nghiệp gồm: Công ty GOC, Công ty cổ phần Chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương, Công ty Chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Đậu phụng là một trong những loại cây trồng chính của nông dân Phù Cát (Bình Định), đem lại hiệu quả kinh tế cao, diện tích sản xuất liên tục tăng. Vụ Đông Xuân (ĐX) 2014 - 2015, huyện Phù Cát có kế hoạch sản xuất 3.000 ha đậu phụng, tăng hơn 300 ha so với cùng kỳ năm trước; tập trung đầu tư thâm canh để đạt năng suất bình quân 36,5 tạ/ha.

Vụ lúa đông xuân 2014 - 2015, nông dân TP Cần Thơ xuống giống hơn 87.000 ha, lúa đang sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh. Tuy nhiên, thời tiết đang trong mùa lạnh, thuận lợi cho một số loại sâu bệnh hại lúa phát triển, do đó lúa đông xuân cần được quan tâm chăm sóc và quản lý dịch hại tốt, nhất là từ nay đến Tết Nguyên đán 2015…