Phấn đấu trồng mới 10 ha gấc lai đen

Năm 2014, huyện Anh Sơn triển khai mô hình trồng gấc lai đen trên 66 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Tào Sơn, Hội Sơn, Phúc Sơn, Hoa Sơn….
Theo đó, Công ty Nafoods ở xã Quỳnh Thắng, Quỳnh Lưu sẽ chịu trách nhiệm cung ứng giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm ít nhất trong 3 năm cho bà con nông dân với giá thu mua ổn định 7.000 đồng/kg.
Các đại biểu tham quan mô hình trồng gấc đen
Qua thực hiện trong năm đầu, bình quân thu nhập các mô hình đạt 4 - 5 triệu đồng/sào, các xã Hoa Sơn, Tào Sơn năng suất gấc cao vượt trội.
Sản phẩm được công ty thu mua tại ruộng.
Năm 2015, huyện tiếp tục vận động bà con cải tạo đất, vườn, phấn đấu trồng mới 10 ha gấc, đưa diện tích gấc lai hàng hóa toàn huyện đạt 76 ha.
Năm đầu tiên trồng đạt năng suất 12 tấn/ha, dự kiến năm 2015 là 20 tấn/ha, 2016 là 25 tấn/ha, mỗi ha cho bà con thu nhập 175 triệu đồng.
Qua buổi kiểm tra đánh giá mô hình trồng gấc lai đen tại xã Tào Sơn nhằm rút kinh nghiệm và có hướng đi đúng trong những giai đoạn tiếp theo của dự án.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh (chương trình) sau 4 năm triển khai, thực hiện đã thực sự trở thành phong trào sâu rộng trên địa bàn tỉnh.

Lãnh đạo xã Nghĩa Lâm xác định, mấu chốt của xây dựng đời sống văn hoá và xây dựng NTM vẫn là làm cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân được tốt hơn. Từ đó, xã đã tập trung nhiều giải pháp để tăng thu nhập cho hộ dân, đầu tư cơ sở hạ tầng cho địa phương.

Anh em bạn chài ở trong đó cứ gọi điện thúc giục, báo tin biển đang có cá nên cho tàu vào sớm để ra khơi. Mỗi chuyến biển của tàu hành nghề lưới vây ở phía nam chỉ tốn khoảng trên dưới 50 triệu đồng tổn phí nên chủ tàu cũng đỡ lo. Năm 2014, tàu anh Quỳnh liên tục bám biển ở các ngư trường phía nam, phía bắc đạt doanh thu trên 2 tỷ đồng; sau khi trừ chi phí mỗi bạn chài kiếm được 70 đến trên 100 triệu đồng.

Xã Triệu Thành (Triệu Phong, Quảng Trị) là địa phương nằm sát thị xã Quảng Trị gồm 4 thôn, có diện tích tự nhiên hơn 258 ha với 998 hộ. Trong những năm qua, nhất là mấy năm trở lại đây sau khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), bộ mặt của xã thay đổi từng ngày.

Những năm qua, bên cạnh việc phát huy lợi thế của một huyện nông nghiệp, là vùng trọng điểm lúa của tỉnh Quảng Trị, để đưa nền kinh tế phát triển, cải thiện đời sống cho người dân, huyện Triệu Phong đã đẩy mạnh phát triển công nghiệp bằng các hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư, các chính sách ưu đãi phù hợp.