Phấn đấu tăng diện tích vườn cây ăn trái lên 27.700 ha

Các mô hình liên kết sản xuất trên các loại cây ăn trái được ngành nông nghiệp tỉnh quan tâm phát triển như mô hình liên kết sản xuất chôm chôm với diện tích 300ha ở huyện Chợ Lách;
Mô hình liên kết sản xuất bưởi da xanh diện tích 70ha ở huyện Giồng Trôm, mô hình liên kết sản xuất nhãn ở huyện Bình Đại diện tích 736ha.
Năm 2016, tỉnh Bến Tre phấn đấu tăng diện tích vườn cây ăn trái lên 27.700ha, sản lượng ước đạt 334.700 tấn trái cây các loại.
Diện tích tăng thêm tập trung ở huyện Chợ Lách, Châu Thành, Mỏ Cày Bắc, Giồng Trôm và Bình Đại.
Bên cạnh việc hỗ trợ nhà vườn chăm sóc vườn cây ăn trái, phòng trừ sâu bệnh, dịch hại, ngành nông nghiệp tỉnh cũng tăng cường chỉ đạo nhà vườn sản xuất rải vụ để tiêu thụ thuận lợi, gia tăng thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 29.5, Trung tâm Khuyến nông quốc gia và Sở NNPTNT tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội thảo tổng kết mô hình liên kết sản xuất lúa trên cánh đồng mẫu lớn tại xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc).

Từ nguồn vốn này, hàng nghìn hộ ngư dân đã đầu tư đóng các loại tàu, thuyền có công suất lớn hơn 90CV, đánh bắt tại những ngư trường xa bờ. Nhiều hộ dân đầu tư nuôi trồng thủy sản, mỗi hộ vài ha mặt nước nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, ốc hương, ngao... doanh thu hàng tỷ đồng/năm.

Trước tình hình hạn hán gay gắt xảy ra trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân, vừa qua, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị bàn biện pháp chống hạn, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thời tiết gây ra.

Những ngày này rất nhiều ngư dân ở các xã vùng bãi ngang ven biển huyện Kỳ Anh, Lộc Hà, Thạch Hà, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên (thuộc tỉnh Hà Tĩnh) đang được mùa sứa biển, giá thành khá cao, mang lại nguồn thu nhập đáng kể...

Con banh lông là loại hải sản còn ít người biết đến. Nhìn bề ngoài banh lông có hình dạng tròn như trái banh loại nhỏ, sống vùi sâu dưới lớp bùn. Lâu nay hầu như ngư dân ít khai thác loại hải sản này.